Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 12.755
Tiểu phẩm: Có được chấm dứt hợp đồng xây dựng không?
Ngày cập nhật 29/03/2022

Nhân vật:

Anh Nhân

Anh Nam Hùng – Hàng xóm anh Nhân

Chị Mai – Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn kiêm hòa giải viên tổ hòa giải thôn Cổ Lão.

Đang ngồi nhà chị Hoa tuyên truyền về việc triển khai dân số kế hoạch hóa gia đình, chị Mai nghe thấy tiếng cãi vã ở ngoài đường gần đó, liền chạy ra thấy anh Nhân và Nam đang tranh luận rất to tiếng với nhau:

Anh Nhân: Chú nói như vậy là sai rành rành rồi. Tôi nghe không lọt lỗ tai được.

Anh Nam Hùng: Anh xem lại cho kỹ đi, tôi răng mà sai được. Mà anh có quyền gì mà đồng ý với không đồng ý.

Anh Nhân: Được rồi! Mi ngon thì cứ thử làm đi. Tao sẽ kiện. Lúc đó đừng trách là tao ác.

Anh Nam Hùng: Tôi thách anh kiện đấy. Đừng có mà dọa! Đây là không sợ đâu nhé.

Hai bên lời qua tiếng lại, thậm chí còn suýt nữa xảy ra xô xát.

Chị Mai vội chạy lại, đứng giữa anh Nhân và anh Nam Hùng, đẩy 2 anh ra xa nhau và nói: Có chuyện gì thế, hai anh bình tĩnh! Bình tĩnh….!.

Cùng lúc đó, cũng có mấy người hàng xóm xung quanh vào kéo anh Nhân và anh Nam Hùng ngồi xuống để hòa giải.

Chị Mai nhờ chị Hoa vào nhà rót cho mình 2 cốc nước đưa cho anh Nhân và anh Nam Hùng.

Chị Mai: Nào bây giờ mời hai anh uống ly nước mát đi cho hạ hỏa rồi nói tôi nghe xem có chuyện gì mà cãi nhau nào.

Anh Nhân: Việc đến như thế này tôi chẳng có gì để kể cả. Tôi sẽ viết đơn kiện ra tòa.

Anh Nam Hùng: Có giỏi thì đi mà kiện. Tôi có làm gì sai đâu mà tôi sợ.

Chị Mai: Các anh bình tĩnh nào. Nếu chúng ta không nói chuyện, cởi mở đối thoại với nhau thì sẽ không giải quyết được vấn đề đâu. Mà các cụ ngày xưa đã dạy “vô phúc đáo tụng đình”, đã ra đến tòa rồi thì sẽ mất thời gian, tốn tiền, tốn công đi lại và mất cả tình cảm làng xóm nữa đấy. Các anh nên cân nhắc kỹ đi!

Nghe đến việc bị tốn tiền, anh Nhân có vẻ xuôi xuôi: Nhưng liệu cô có giúp gì được cho chúng tôi không? Suốt ngày đi lo chuyện bao đồng, ăn tù nhà vác tù và hàng tổng như cô mà không thấy mệt à?

Chị Mai: Anh nói đúng, hòa giải viên chúng tôi vẫn được cho là người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, và cũng không ít người như các anh cho rằng chúng tôi là những người nhiều chuyện với rỗi hơi, cứ đi xía vào chuyện của người khác nhỉ?

Anh Nam Hùng: Thì chẳng đúng thế. Thấy người ta đánh cãi chửi nhau thì liệu mà tránh đi. Đây lại là đàn bà con gái thấy vậy mà còn chạy vào can làm gì. Chị không sợ chúng tôi nóng nảy nhỡ tay lại đánh phải chị à?

Chị Mai: (Cười cười) các anh nói vậy là các anh cũng đã biết nghĩ đến tôi rồi đấy. Cảm ơn anh đã lo cho tôi! Mà các anh có biết là tôi cũng đã từng học võ nên tôi lại lo là mình mà quá tay khéo các anh lại đau đấy chứ! (vừa nói vừa cười)

Anh Nhân: Ui chà, trông cô mảnh khảnh, gió thổi bay thế kia thì có mà võ bằng mồm ấy chứ, ai tin.

Anh Nam Hùng cũng đồng tình: Ờ, chị thì chỉ có võ mồm chứ gì?!!

Chị Mai: Vậy là hai anh đã có một điểm chung rồi đúng không nào? Mình cùng ngồi nói chuyện để tìm ra điểm chung nhé! Nói chuyện lý lẽ nhẹ nhàng là được chứ đâu cần cải vã rồi động tay chân các anh nhỉ?

Anh Nhân: Thôi nói xa nói gần, thì cô vẫn muốn biết chuyện nhà chúng tôi đúng không? Tôi xin trình bày cho cô và bà con ở đây nghe xem ai đúng ai sai nhé:

Chị thấy đấy tôi đang xây nhà, biết chú Nam Hùng làm thầu xây dựng nên đã ký hợp đồng trọn gói thuê doanh nghiệp của chú Nam Hùng xây nhà cho tôi. Tuy nhiên, gần đây tôi có nghe ngóng được chú ấy bể nợ, công ty của chú ấy phá sản đang đẩy hợp đồng xây nhà tôi cho người khác làm. Vì vậy, tôi đòi chấm dứt hợp đồng, mà chú ấy không chịu, nên mới cải nhau to vậy. Đấy cô nghe có được không? Mà cô có biết pháp luật quy định việc này như thế nào không?

Anh Nam Hùng: Tôi thì cho rằng tôi thuê ai làm miễn sao xong nhà cho anh Nhân là được, không thể tự nhiên hủy hợp đồng như vậy, mà pháp luật nào cho phép làm điều vô lý đó.

Chị Mai mang điện thoại ra xem, một lát sau chị nói: Anh Nam Hùng nói vậy là không đúng rồi ạ, đây này. Điều 145 Luật Xây dựng năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng như sau:

Điều 145. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng

1. Các bên hợp đồng có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp sau:

a) Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết;

b) Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán.

2. Bên giao thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau:

a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc giải thể;

b) Bên nhận thầu từ chối hoặc liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.

3. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:

a) Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể;

b) Do lỗi của bên giao thầu dẫn tới công việc bị dừng liên tục vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trước khi một bên tạm dừng, chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng, chấm dứt hợp đồng; trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.“

Như vậy, doanh nghiệp của anh Nam Hùng phá sản thì anh Nhân chấm dứt hợp đồng là đúng rồi.

Anh Nhân: Đấy thấy chưa! Tôi biết ngay là pháp luật sẽ quy định về việc này mà! (cười lớn)

 Anh Nam Hùng: Ôi chà, Pháp luật có quy định quy định rõ, cụ thể đến thế à?

Chị Mai: Đúng vậy, pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể, nhưng tôi cũng nhấn mạnh là pháp luật vẫn tôn trọng việc thỏa thuận của các bên, miễn sao thỏa thuận đó không vi phạm các điều cấm các anh ạ.

Anh Nam Hùng: Vậy là nhà tôi với nhà anh Nhân có thể thỏa thuận về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng xây nhà đúng không?

Chị Mai: Vâng! Trên cơ sở quy định pháp luật tôi vừa nêu thì các anh cần ngồi lại với nhau tính toán chi phí đã làm, rồi thỏa thuận có tiếp tục làm việc với nhau hay dừng nhé.

Anh Nam Hùng: À tôi hiểu rồi.

Quay sang anh Nhân nói: Anh thông cảm cho em, em dù phá sản nhưng đó là công ty thôi, còn em vẫn có tiền thuê thợ làm nhà anh cho xong, mà anh thấy cũng gần chuyển trời mưa rồi, thuê người mới sợ không kịp cho anh vào nhà mới, anh cho em làm cho xong nhé.

Anh Nhân: Thôi được rồi, cũng may là chưa có hậu quả gì, tôi sẽ bỏ qua cho chú lần này, cho chú làm nốt cho xong nhà anh. Mà anh em mình phải cảm ơn cô Mai đây chứ nhỉ? May mà có cô ấy can thiệp kịp thời không thì khéo anh em mình giờ này khéo lại vào viện hoặc ở đồn công an rồi cũng nên. (Cười)

Chị Mai: Không có gì anh ạ. Cũng là chữ duyên thôi. Tôi có duyên với việc làm hòa giải viên và cũng có duyên mới tình cờ chứng kiến vụ việc của các anh. Giúp các anh hóa giải mâu thuẫn, giữ vững tình làng nghĩa xóm là niềm vui và tự hào của tôi. Thôi tôi phải về đây. Chào các anh nhé!

Anh Nam Hùng: Chị về ạ. Khi nào lên nhà mới em sẽ mời chị đến mừng cho nhà em. Chị nhất định phải đến đấy nhé!

Chị Thanh: Vâng! Nhất định rồi. Cười vui vẻ ra về.

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày