Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 12.035
Tiểu phẩm hòa giải tranh chấp về thừa kế CON NUÔI
Ngày cập nhật 18/10/2021

Tranh chấp về thừa kế là nội dung tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế, bởi nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế và đặc biệt là các bên tranh chấp thường có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc. Vì tính chất nhạy cảm và phức tạp như trên, việc hòa giải các tranh chấp liên quan di sản thừa kế không chỉ là vận dụng các quy định pháp luật mà còn phải dung hòa giữa cái lý cái tình để vụ việc được giải quyết thấu đáo, hợp lòng người.

 

Bà Chi là người mẹ đơn thân, khi Thuận - con trai bà được 5 tuổi, bà đến Ủy ban nhân dân phường để làm thủ tục nhận một bé gái bị bỏ rơi làm con nuôi và đặt tên là Hòa. Từ ngày nhận thêm Hòa làm con nuôi, gia đình bà Tâm cũng rộn ràng, nhiều tiếng cười hơn. Vài năm qua đi, hai đứa trẻ dần trưởng thành, Thuận thì lập nghiệp, lấy vợ và ở lại Hà Nội, còn Hòa ở lại quê, mở tiệm may để tiện bề chăm sóc mẹ. Từ khi Thuận lập gia đình, anh rất ít về quê thăm mẹ và em. Ngày giỗ bố, Hòa gọi điện cho Thuận:

- Cuối tuần này nhà làm mâm giỗ bố, anh đưa chị và các cháu về nhé

- Công việc anh dạo này bận lắm, mà các cháu đều đi học thêm cả, thôi có gì anh nhờ cô lo liệu giúp, cần bao nhiêu tiền anh gửi về cho nhé – nói rồi Thuận ngắt máy.

Hòa khá buồn nhưng cô nghĩ có lẽ anh mình bận rộn thật nên cũng chẳng dám trách, chỉ có bà Chi là tỏ ra buồn, đã vài năm rồi, ngay cả lễ tết con trai chưa một lần về thăm bà…

Một hôm, Thuận đang họp thì thấy điện thoại reo, là số của Hòa. Thuận khó chịu bắt máy:

- Anh đang bận họp, lát gọi.

- Anh ơi – tiếng Hòa nức nở - mẹ ốm nặng, anh về ngay đi…kẻo không kịp.

Thuận bàng hoàng, mới vài ngày trước anh gọi điện thấy mẹ vẫn khỏe mạnh cơ mà. Thế là ngay chiều hôm đó, anh tức tốc cùng vợ và con đặt vé máy bay để về quê. Lúc cả nhà Thuận về, bà Chi đã rất yếu rồi, Thuận khóc lóc ngồi bên cạnh mẹ, Hòa cũng đứng bên cạnh lau nước mắt…Tối hôm đó, bà Chi mất.

Thuận ở lại một tuần để lo liệu đám tang cho mẹ cùng Hòa. Sau mấy ngày ma chay mệt mỏi, Thuận chợt sực nhớ ra một việc, anh hỏi Hòa:

- Trước khi bệnh trở nặng mẹ có dặn dò gì cô không?

Hòa buồn bã trả lời:

- Mẹ chỉ mong được gặp anh chị và các cháu, mẹ bảo nhớ các cháu…

- Không, không phải cái đó – Thuận gạt đi – tôi hỏi mẹ có dặn dò gì về tiền bạc, nhà cửa không?

Hòa sửng sốt, mẹ vừa mới mất, khăn tang còn chưa kịp tháo mà Thuận đã hỏi đến chuyện đó sao? Dù vậy, cô vẫn trả lời Thuận:

- Lúc bệnh nặng, mẹ có dặn em thu vén mấy sào ruộng, nhà này mẹ bảo để làm nhà thờ ba mẹ, không được bán và còn..

- Còn gì? Thuận sốt sắng

- Còn một quyển sổ tiết kiệm nữa, tiền anh gửi về, mẹ không tiêu đồng nào, mẹ nhờ em làm sổ tiết kiệm cho mẹ.

Thuận thở phào, hóa ra là vậy, dạo này công ty anh đang gặp trục trặc, anh nghĩ có số tiền này của mẹ thì quá tốt rồi, với bán đi ngôi nhà và mấy sào ruộng, anh dư sức đầu tư tiếp cho mấy dự án của công ty. Nhưng anh chợt nghĩ đến Hòa, bán nhà thì nó có chịu không? anh thoáng lo lắng, nhưng chợt nhớ Hòa chỉ là con nuôi, lại sắp lấy chồng, sức đâu mà tranh giành tài sản với anh. Nghĩ sao nói vậy, anh bảo Hòa:

- Mẹ cũng mất rồi, anh sẽ đưa đưa bàn thờ mẹ về nhà anh để cúng. Dạo này anh hơi thiếu nên anh quyết định bán nhà, bán đất ở đây. Sổ tiết kiệm đấy là tiền anh gửi về, cô đưa anh để anh đi rút.

- Thế còn em? Em sẽ ở đâu? Hòa hỏi

- Cô đi lấy chồng chứ ở đâu, không lẽ giờ anh đưa cô về Hà Nội nuôi luôn phỏng?

- Không, ý em không phải thế, nhưng mẹ đã bảo là..là..nhà này không được bán, nhà này để thờ ba mẹ, anh không được bán.

Thuận đứng phắt dậy:

- Cô muốn giữ nhà để độc chiếm chứ gì, cô chỉ là con nuôi, quyền gì mà tranh giành với tôi.

 Hòa cãi lại:

- Em cũng là con của mẹ, anh không được bán, nhà này mẹ đã bảo để thờ cúng, nếu anh cứ bán em sẽ báo chính quyền đấy.

Thuận hậm hực bỏ ra ngoài, trước khi đi còn ném lại một câu:

- Đồ con nuôi.

Sớm mai, Thuận ra cửa hiệu internet ở gần nhà để nhờ in cái giấy bán nhà dán quanh xóm. Ông Minh – chủ tiệm vốn là cán bộ nhà nước đã về hưu, thấy gia đình vừa mới làm đám tang xong đã vội vã bán nhà thì ông ngạc nhiên lắm, ông hỏi:

- Thế anh chị bán nhà về Hà Nội ở hết à?

- Không ạ, cái Hòa nó vẫn ở đây, cháu bán nhà để lo việc riêng thôi.

- Thế cái Hòa nó cũng đồng ý bán nhà hả? sao lần trước gặp nó bảo nhà đấy để nó thờ cúng ba mẹ.

- Ôi dào – Thuận nhếch mép – con nuôi thì làm gì được quyết, chỉ có cháu là con đẻ, con trai thì mới được quyết thôi.

Lúc này, ông Minh mới hiểu ra mọi chuyện, ông từ tốn nói với Thuận:

- Cái chuyện bán nhà này, không đơn giản như cậu nghĩ đâu, cứ về nhà đi, tối tôi sang nói chuyện.

Thuận bán tính bán nghi, chuyện thừa kế này, có gì mà phải phức tạp thế nhỉ.

Tối đến, ông Minh sang nhà anh em Thuận, vừa hay cả hai anh em đang lúc tranh cãi về chuyện thừa kế:

- Nhà này là của ba mẹ tôi, ba mẹ để cho tôi hết. Sổ tiết kiệm cũng là tiền của tôi, cô quyền gì mà đòi hỏi – Thuận la lớn.

- Em chăm sóc mẹ bao năm nay anh có thèm ngó ngàng gì không? Anh tưởng chỉ gửi tiền về là đủ để nuôi mẹ à? Mẹ không xài tiền của anh vì mẹ muốn để tiền đó sửa sang nhà cửa, chưa kịp thì mẹ đi rồi. Anh muốn bán đất thì bán, tiền đó anh giữ, nhưng cái nhà này em không cho phép anh bán.

Hai anh em một chín một mười, tới khi thấy ông Minh đi vào họ mới chịu lắng xuống. Sau khi mời ông Minh ly nước trà, Hòa ngậm ngùi nói:

- Chuyện gia đình không hay để bác phải bận tâm, tuy cháu chỉ là con nuôi, chẳng có quyền thừa kế tài sản gì, nhưng di nguyện trước lúc chết của mẹ cháu đã giải thích rõ với anh Thuận như vậy, anh ấy không nghe, thật là quá đáng.

Ông Minh từ từ nhấp ngụm trà rồi quay nói:

- Ai bảo với anh chị là con nuôi không được thừa kế tài sản? Tôi nói này, pháp luật Việt Nam quy định về những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định nữa đấy [1]. Như vậy, theo quy định của luật, chị Hòa là con nuôi vẫn hoàn toàn có quyền được thừa kế di sản của bà Chi để lại đấy anh Thuận ạ.

Ngừng một lúc, ông tiếp lời:

- Tiền của anh gửi về chu cấp cho mẹ, mẹ anh không sử dụng mà đem làm sổ tiết kiệm, đấy là tài sản riêng của bà Chi và bây giờ là di sản thừa kế [2] cho anh và cô Hòa. Sổ tiết kiệm đó, cô Hòa cũng có phần đấy anh Thuận.

Thuận nhíu mày nói:

- Nhưng tiền đấy rõ ràng của của cháu mà.

- Anh Thuận này, chắc anh chưa bao giờ tự hỏi suốt bao năm qua mẹ anh sống như thế nào phải không? anh nghĩ anh chỉ cần gửi tiền về là xong bổn phận làm con sao? Bao năm qua, tiền của anh mẹ anh không đụng đến, là vì bà đã có cô Hòa chăm sóc, phụng dưỡng. Cô ấy vừa góp công, vừa góp của, còn anh góp được gì? Anh không một lời cám ơn thì thôi, lại còn muốn phân chia tài sản. Anh thấy vậy đúng hay là sai?

Thuận lặng im, vậy là trước giờ chỉ có anh là người ích kỷ. Khẽ liếc nhìn Hòa, anh cảm thấy mình có lỗi với em gái biết bao. Căn nhà này, là nơi chôn rau cắt rốn của anh, là nơi sợi dây gia đình gắn kết giữa anh và Hòa. Thuận quay sang nói nhỏ với Hòa:

- Anh xin lỗi, anh sẽ không bán nhà nữa, anh sẽ làm theo di nguyện cuối cùng của mẹ chúng ta.

 


[1] Điều 651và Điều 653 Bộ Luật dân sự năm 2015

[2] Điều 612 Bộ Luật dân sự năm 2015

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày