Sau khi nhận được thông tin có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, tổ hòa giải thôn đã phân công hòa giải viên là chị Mai tìm hiểu sự việc và tiến hành hòa giải.Chị Mai phải xác định được nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa anh Khanh và anh Sinh là do anh Khanh đòi anh Sinh chia số tiền chạy xe ôm có được từ việc sử dụng xe máy của anh Khanh. Như vậy, phải tìm hiểu, để xác định xem việc anh Khanh đòi chia số tiền có được từ việc chạy xe ôm của anh Sinh có căn cứ không? Đồng thời, xác định trường hợp của anh Sinh thuộc trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản này không?
Trên cơ sở đó, chị Mai tìm hiểu các quy định của pháp luật về chiếm hữu có căn cứ pháp luật,chiếm hữu ngay tìnhvà suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu, như sau:
- Căn cứ quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật
“1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 nêu trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”.
- Điều 180 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về chiếm hữu ngay tình“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
- Điều 184 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu“1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.
2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan”.
Chị Mai cần vận dùng đạo đức truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và căn cứ quy định của pháp luật nêu trên để anh Khanh hiểu trường hợp của anh Sinh thuộc trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Anh Sinh có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản này. Do đó, việc anh Khanh đòi chia số tiền có được từ việc chạy xe ôm của anh Sinh là không có căn cứ. Mặt khác, về tình, hoàn cảnh của anh Sinh đang chăm sóc cho mẹ già, điều kiện kinh tế khó khăn. Anh Khanh cần hiểu và thông cảm cho anh Sinh, cũng do hoàn cảnh chứ anh cũng chẳng muốn thế.
Sau khi nghe chị Mai phân tích, anh Khanh đã thấy được hoàn cảnh của anh Sinh nên đã đề nghị sẽ cho anh Phú mượn xe máy thêm một thời gian nữa đến khi tìm được việc để có tiền thuốc thang cho mẹ vẫn chưa khỏi bệnh. Và cả hai đã cảm ơn chị Mai rất nhiều, nhờ có chị mà mâu thuẫn của cả hai đã không còn nữa.
Như vậy, từ mâu thuẫn, hai bên đã cảm thông và chia sẽ, tình người luôn xuất hiện bất ngờ khi người với người gặp khó khăn trong cuộc sống./.