Hướng dẫn cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương; lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, bản, làng, ấp, cụm dân cư.
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn.
Rà soát số lượng, thành phần các Tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Hòa giải ở cơ sở, bảo đảm cho hoạt động hòa giải; củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải, đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Hòa giải ở cơ sở và Điều 4 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên, bộ tài liệu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (địa chỉ truy cập: http://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/Hoa-Giai-Co-So.aspx
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Hội Luật gia tỉnh hướng dẫn tổ hòa giải phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân trong hoạt động hòa giải, mời hội viên Hội Luật gia, công chức, thẩm phán, hội thẩm nhân dân… tham gia hỗ trợ hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; tổ chức biên soạn, hỗ trợ tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở cho địa phương và các Tổ hòa giải ở cơ sở.
Xây dựng nội dung kiểm tra công tác hòa giải thành một nội dung trong Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021; biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở./.