Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 4.728
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại huyện Nam Đông
Ngày cập nhật 23/07/2024

Thực hiện Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại huyện Nam Đông và 08 xã thuộc huyện Nam Đông. Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (Hội đồng) do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng làm trưởng đoàn, cùng các đồng chí Ủy viên và Tổ Thư ký Hội đồng. Về phía Ủy ban nhân huyện Nam Đông có đồng chí Trần Quốc Phụng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông tham dự, chủ trì; đại diện lãnh đạo, công chức Phòng Tư pháp; đại diện lãnh đạo và Công chức Tư pháp – Hộ tịch của 08 xã thuộc huyện Nam Đông.

Tại buổi kiểm tra, đồng chí Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện từ năm 2023 đến 06 tháng đầu năm 2024; báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thực hiện. Đại diện Ủy ban nhân các xã báo cáo một số kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở.

Đoàn kiểm tra đánh giá cao và ghi nhận những kết quả đạt được trong các mặt công tác của huyện Nam Đông; Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm, chỉ đạo và triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật.

Về nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến, chú trọng những văn bản pháp luật mới ban hành, những quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến người dân. Đặc biệt, huyện chú trọng lựa chọn nội dung ngắn gọn, có trọng tâm trọng điểm phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được đa dạng hóa: Hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật mới cho cán bộ, công chức, viên chức, Trang Thông tin điện tử, thông qua mạng xã hội (facebook, zalo); ngoài ra, còn thông qua cung cấp các tài liệu, lồng ghép qua các đợt triển khai chính sách cho bà con nhân dân hoặc các cuộc họp dân, đài truyền thanh, loa truyền thanh ở cơ sở.

Trong công tác hòa giải ở cơ sở, đã quan tâm chỉ đạo, bố trí kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên; củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở. Hiện nay trên địa bàn huyện có 60 Tổ hòa giải với 401 hòa giải viên. Tổng số vụ việc hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận: 100 vụ việc thuộc lĩnh vực hòa giải, liên quan đến các lĩnh vực tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, môi trường. Trong đó: đã hòa giải thành 93 vụ việc, đạt tỷ lệ hoà giải thành 93%; có 07vụ việc hòa giải không thành, chiếm tỷ lệ hoà giải không thành 07%. Qua công tác hòa giải ở cơ sở, nhiều tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân đã được các hòa giải viên hòa giải thành công ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành các vụ việc phức tạp, đã góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; thực hiện chi hỗ trợ cho Tổ hòa giải và chi thù lao vụ việc cho hòa giải viên đảm bảo theo quy định.

Công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp quy định về hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đảm bảo theo quy định. Qua kiểm tra hồ sơ đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp huyện, cấp xã đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ cụ thể, theo quy định; báo cáo đánh giá kết quả và đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo theo thời gian quy định và theo mẫu tại Thông tư số 09/2021/TT-BTP;... Kết quả, trong năm 2023 đã có 10/10 xã, thị trấn đủ điều kiện xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 100%) theo kế hoạch đề ra. Đây là một trong những nội dung thuộc tiêu chí số 18 về xây dựng xã đạt nông thôn mới theo quy định của Chính phủ, là cơ sở để xây dựng huyện nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, khó khăn trong các lĩnh vực này, như: kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL của một số Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật về triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL vẫn còn hạn chế; công tác hòa giải ở cơ sở chưa thật sự đồng đều trong phạm vi toàn huyện, một số Tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành trong triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có lúc thiếu kịp thời, đồng bộ,...

Đánh giá cao kết quả đạt được cũng như ghi nhận khó khăn, kiến nghị của huyện Nam Đông, thay mặt Đoàn Kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng Đoàn, đề nghị Đảng ủy, lãnh đạo huyện Nam Đông tiếp tục quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật, phát huy thành tích đạt được, xây dựng giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng việc phổ biến thêm các chủ trương, chính sách, văn bản của tỉnh và huyện ban hành; chú trọng tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua Trang Thông tin điện tử của huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp, chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện tham gia 02 Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại rượu, bia”; “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các Cuộc thi sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024; triển khai Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chú trọng các hoạt động hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn theo hướng lấy người dân làm trung tâm; ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030"; Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030"; kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp huyện theo quy định; lưu ý cách chấm điểm một số chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, niêm yết công khai dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã, đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của UBND cấp xã, thời gian, quy trình đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo theo quy định; hướng dẫn chấm điểm tiêu chí 18.4 “Tiếp cận pháp luật” trong Bộ Tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 theo quy định tại Quyết định số 1143/QĐ-BTP ngày 20 tháng 6 năm 2024 của Bộ Tư pháp về ban hành Hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu "tiếp cận pháp luật" trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh.

Cũng trong đợt này, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh sẽ tiếp tục kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thị xã Hương Trà vào ngày 23 tháng 7 năm 2024./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày