Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 12.341
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ (TIẾP THEO)
Ngày cập nhật 12/09/2020

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

 

          Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá và nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá?

          Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

          2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

          3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.

          Điều 4 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá (gọi tắt là Nghị định số 67/2013/NĐ-CP), khoản 5 Điều 1 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến Điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (gọi tắt là Nghị định số 08/2018/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh theo lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, quy định về nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá như sau:

          1. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc lá và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá.

          2. Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép theo quy định.

          3. Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp thuốc lá ra thị trường (bao gồm sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá); thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.

          4. Nhà nước tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo hướng sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

          5. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.

6. Trong quá trình mua bán, chế biến nguyên liệu thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy.

7. Trong quá trình đầu tư trồng cây thuốc lá, tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

          Nhà nước có chính sách gì để phòng, chống tác hại của thuốc lá?

          Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và khoản 1 Điều 9 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch, quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

          3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

          4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.

          5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.

          6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          Đề nghị cho biết trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá được pháp luật quy định như thế nào?

          Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

          a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;

          b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;

          e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;

          g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.

          Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương có trách nhiệm gì trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

          Điều 6 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

          2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

          3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          Anh Tín cho biết, tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá nhưng một số người vẫn hút thuốc lá. Do đó, anh Tín hỏi: Đối với những trường hợp như vậy, anh Tín có quyền yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá không?

          Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.

          2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

          3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.

          4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

          5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

          Căn cứ quy định nêu trên, Anh Tín có quyền yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

          Việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện như thế nào?

          Điều 8 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.

          2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

          a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

          b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;

          c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          Chị Hương ở phường AH, thành phố H hỏi: Tôi thấy một số công ty sản xuất thuốc lá đã cho nhân viên tiếp thị thuốc lá đến người tiêu dùng tại các quán bia, nhà hàng. Vậy, hành vi này có bị nghiêm cấm không?

          Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định các hành vi sau bị nghiêm cấm:

          1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

          2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

          3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 (Hoạt động tài trợ) của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

          5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

          6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

          7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

          8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

          9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

          Căn cứ quy định nêu trên, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức là hành vi bị nghiêm cấm.

          Anh Tiến hỏi: Nội dung về tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội có phải là một trong các nội dung về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá không?

          Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định như sau:

          1. Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

          a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

          b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.

          2. Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây:

          a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;

          c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;

          d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;

          đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          3. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:

          a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;

          d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

          đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

          e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;

          g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.         

          Căn cứ quy định nêu trên, nội dung về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội là một trong số các nội dung về thông tin, giáo dục, truyền thông.

          Chị Sương hỏi: Thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy, pháp luật có quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn không?

          Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:

          1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

          a) Cơ sở y tế;

          b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 dưới đây;

          c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

          d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

          2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

          a) Nơi làm việc;

          b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;

          c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên và địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: Khu vực cách ly của sân bay; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

          3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

          Căn cứ quy định nêu trên, các địa điểm nêu trên cấm hút thuốc lá hoàn toàn.

          Chị Ánh ở phường TL, thành phố H hỏi: Những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá có phải đảm bảo điều kiện gì không?

          Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá như sau:

          1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

          a) Khu vực cách ly của sân bay;

          b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

          c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

          2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

          a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

          b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

          c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

          3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 nêu trên tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

          4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 nêu trên thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

          Điều 10 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật phòng; chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá (gọi tắt là Nghị định số 77/2013/NĐ-CP) quy định về chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà như sau:

          1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức theo dõi thi hành và đánh giá việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá và đề xuất Chính phủ quy định chuyển thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà khi đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này.

          2. Việc chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

          a) Phù hợp với định hướng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; yêu cầu phòng ngừa và giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe;

          b) Mức độ nhận thức của người dân đối với tác hại của thuốc lá và sức khỏe;

          c) Số lượng người hút thuốc lá tại nơi dành riêng ít;

          d) Có lộ trình phù hợp để bảo đảm tính khả thi;

          đ) Phù hợp với tình hình, xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới.

          3. Nội dung đề xuất chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phải bao gồm:

          a) Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá;

          b) Danh mục và lộ trình các địa điểm cần chuyển thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà theo mức độ ưu tiên sau:

          - Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa;

          - Khu vực cách ly của sân bay;

          - Khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, quán bar, karaoke, vũ trường.

          c) Dự báo tác động của việc chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

          Căn cứ quy định nêu trên, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện theo quy định nêu trên.

          Người hút thuốc lá có nghĩa vụ gì?

          Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định nghĩa vụ của người hút thuốc lá như sau:

          1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

          2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

          3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

          Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có quyền buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật không?

          Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:

          1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

          a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

          b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

          c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

          2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

          a) Thực hiện quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

          Như vậy, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có quyền buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

          Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người và phải được thực hiện bằng tiếng Việt có phải không?

          Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như sau:

          1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

          2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:

          a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;

          b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

          c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

          d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

          3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.

          4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

          5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

          6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

          7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.

          Điều 11 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định về tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như sau:

          1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức theo dõi thi hành và đánh giá việc thực hiện quy định in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá và đề xuất Chính phủ quy định tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá khi đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này.

          2. Việc tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phù hợp với từng thời kỳ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

          a) Phù hợp với định hướng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; yêu cầu phòng ngừa và giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe; yêu cầu kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá;

          b) Tăng hiệu quả tác động của việc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

          c) Phù hợp với tình hình, xu hướng in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá của các nước trong khu vực và trên thế giới.

          3. Nội dung đề xuất tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá bao gồm:

          a) Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định về in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

          b) Mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

          c) Dự báo tác động của việc tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

          d) Tài liệu tổng hợp ý kiến của tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động của đề xuất tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người và phải được thực hiện bằng tiếng Việt.

          Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá?

          Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về hoạt động tài trợ như sau:

          Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.

          Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá có được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế không?

          Điều 17 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về cai nghiện thuốc lá như sau:

          1. Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

          2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.

          3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.

          4. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại khoản 2 nêu trên.

          Căn cứ quy định nêu trên, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.

          Chị Tuyết ở xã BA, huyện PL hỏi: Để thành lập cơ sở cai nghiện thuốc lá thì phòng dành riêng cho hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá phải đảm bảo diện tích bao nhiêu m2?

          Điều 4 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập cơ sở cai nghiện thuốc lá như sau:

          1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở của Nhà nước hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở tư nhân.

          2. Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá:

          a) Có tài liệu truyền thông về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá bao gồm: Tủ sách, áp phích, tờ rơi, băng đĩa cung cấp thông tin về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá;

          b) Quản lý thông tin, dữ liệu về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá trên máy tính;

          c) Có phòng dành riêng cho hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá diện tích tối thiểu là 10m2; có đủ thiết bị bảo đảm hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

          3. Có người trực tiếp thực hiện hoạt động cai nghiện thuốc lá và phải đáp ứng các Điều kiện sau đây:

          a) Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

          b) Thực hiện đúng quy trình cai nghiện thuốc lá.

          4. Có người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá có kiến thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá và nội dung tư vấn cai nghiện thuốc lá: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá; các biện pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp với người cai nghiện thuốc lá; các ảnh hưởng tới sức khỏe có thể xảy ra với người cai nghiện thuốc lá và cách khắc phục.

          Căn cứ quy định nêu trên, để thành lập cơ sở cai nghiện thuốc lá thì phòng dành riêng cho hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá phải đảm bảo tối thiểu là 10m2.

               Anh Quân ở phường TH, thành phố H hỏi: Để thành lập cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá thì người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá có phải đảm bảo điều kiện gì không?

          Điều 5 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá như sau:

          1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở của Nhà nước hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở tư nhân.

          2. Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá:

          a) Có tài liệu truyền thông về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá bao gồm: Tủ sách, áp phích, tờ rơi, băng đĩa cung cấp thông tin về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá;

          b) Quản lý thông tin, dữ liệu về tư vấn cai nghiện thuốc lá trên máy tính;

          c) Có phòng dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp diện tích tối thiểu là 10m2; có điện thoại, internet và các phương tiện thông tin khác bảo đảm hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp.

          3. Có người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá có kiến thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá và nội dung tư vấn cai nghiện thuốc lá: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá; các biện pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp với người cai nghiện thuốc lá; các ảnh hưởng tới sức khỏe có thể xảy ra với người cai nghiện thuốc lá và cách khắc phục.

          Như vậy, để thành lập cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá thì người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá phải đảm bảo điều kiện theo quy định nêu trên.

          Chị Quyên, nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh B hỏi: Để tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh B có phải đảm bảo điều kiện gì không?      

          Điều 6 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

          1. Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp Luật về khám bệnh, chữa bệnh.

          2. Đối với hoạt động cai nghiện thuốc lá: Có đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP, cụ thể:

          - Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá: Có tài liệu truyền thông về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá bao gồm: Tủ sách, áp phích, tờ rơi, băng đĩa cung cấp thông tin về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; quản lý thông tin, dữ liệu về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá trên máy tính; có phòng dành riêng cho hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá diện tích tối thiểu là 10m2; có đủ thiết bị bảo đảm hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

          - Có người trực tiếp thực hiện hoạt động cai nghiện thuốc lá và phải đáp ứng các Điều kiện sau đây: Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện đúng quy trình cai nghiện thuốc lá.

          - Có người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá có kiến thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá và nội dung tư vấn cai nghiện thuốc lá: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá; các biện pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp với người cai nghiện thuốc lá; các ảnh hưởng tới sức khỏe có thể xảy ra với người cai nghiện thuốc lá và cách khắc phục.

          3. Đối với hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá: Có đủ Điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 77/2013/NĐ-CP, cụ thể:

          - Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá: Có tài liệu truyền thông về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá bao gồm: Tủ sách, áp phích, tờ rơi, băng đĩa cung cấp thông tin về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; quản lý thông tin, dữ liệu về tư vấn cai nghiện thuốc lá trên máy tính; có phòng dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp diện tích tối thiểu là 10m2; có điện thoại, internet và các phương tiện thông tin khác bảo đảm hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp.

          - Có người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá có kiến thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá và nội dung tư vấn cai nghiện thuốc lá: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá; các biện pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp với người cai nghiện thuốc lá; các ảnh hưởng tới sức khỏe có thể xảy ra với người cai nghiện thuốc lá và cách khắc phục.

          Như vậy, để tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh B phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

          Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá?

          Điều 18 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như sau:

          1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

          a) Hướng dẫn quy trình cai nghiện thuốc lá;

          b) Chỉ đạo việc cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu, tư vấn về cai nghiện thuốc lá;

          c) Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tư vấn cai nghiện thuốc lá về hoạt động tư vấn, phương pháp cai nghiện thuốc lá.

          2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cai nghiện và tư vấn cai nghiện thuốc lá.

          3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vận động người sử dụng thuốc lá trong cơ quan, tổ chức và gia đình tự nguyện cai nghiện thuốc lá.

          Việc quản lý và quy hoạch kinh doanh thuốc lá được pháp luật quy định như thế nào?

          Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá như sau:

          1. Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

          2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá điếu tiêu thụ tại Việt Nam.

          3. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá quy định tại khoản 1 nêu trên.

          Điều 20 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về quy hoạch kinh doanh thuốc lá như sau:

          1. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và có giải pháp để từng bước chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá.

          2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh doanh thuốc lá của cả nước, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch sản xuất thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá.

          3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá của địa phương phù hợp với quy hoạch kinh doanh thuốc lá quy định tại Điều này.

          Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện gì?

          Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và khoản 2 Điều 9 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch, quy định về kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá như sau:

          1. Việc đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của cơ sở sản xuất thuốc lá để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá trước ngày Luật này có hiệu lực.

          2. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

          a) Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá;

          b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;

          c) Đáp ứng các điều kiện sản xuất thuốc lá theo quy định của Chính phủ.

          3. Hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bằng văn bản.

          4. Hợp đồng sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu không tính vào sản lượng thuốc lá được phép sản xuất tiêu thụ trong nước và chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

          5. Việc đầu tư sản xuất, gia công thuốc lá để xuất khẩu vượt quá sản lượng được phép sản xuất của cơ sở phải được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

          Như vậy, dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện theo quy định nêu trên.

          Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu  có phải là một trong các biện pháp kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước không?

          Điều 22 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước như sau:

          1. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước bao gồm các biện pháp sau đây:

          a) Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;

          b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;

          c) Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;

          d) Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;

          đ) Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.

          2. Bộ trưởng Bộ Công thương công bố công khai sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu thuốc lá để tiêu thụ trong nước của từng doanh nghiệp phù hợp với năng lực sản xuất và nhu cầu của thị trường.

          3. Chính phủ quy định cụ thể biện pháp quản lý máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu và giấy cuốn điếu thuốc lá.

          Căn cứ quy định nêu trên, quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu là một trong các biện pháp kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước.

          Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố không? 

          Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá như sau:

          1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố.

          2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

          a) Công bố tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá;

          b) Bảo đảm thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố;

          c) Thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.

          3. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu.

          Như vậy, thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố.

          Pháp luật quy định như thế nào về số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói? Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu nào?

          Điều 24 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói như sau:

          Sau 03 năm, kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 01 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.

          Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về bán thuốc lá như sau:

          1. Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

          a) Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;

          b) Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

          2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

          Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả có phải là một trong các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả không?

          Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả như sau:

          1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          2. Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          3. Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          4. Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.

          5. Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

          6. Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          7. Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          Căn cứ quy định nêu trên, tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả là một trong các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả?

          Điều 27 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả như sau:

          1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

          Việc thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện như thế nào? Mục đích, nhiệm vụ, nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được pháp luật quy định như thế nào?

          Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

          2. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

          3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.

          4. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.

          Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về mục đích và nhiệm vụ của Quỹ như sau:

          1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.

          2. Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:

          a) Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;

          b) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;

          c) Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;

          d) Tổ chức cai nghiện thuốc lá;

          đ) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;

          e) Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          g) Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

          h) Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

          i) Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.

          Điều 30 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ như sau:

          1. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:

          a) Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;

          b) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

          c) Nguồn thu hợp pháp khác.

          2. Quỹ được sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:

          a) Quỹ chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và điểm e khoản này;

          b) Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn đã được Hội đồng quản lý liên ngành phê duyệt;

          c) Quỹ được thực hiện kiểm toán hằng năm theo quy định của pháp luật;

          d) Công khai, minh bạch;

          đ) Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;

          e) Chi phí quản lý hành chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

          Việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá và trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá được pháp luật quy định như thế nào?

          Điều 31 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

          2. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

          Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

          1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

          2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

          3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

          4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

          5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.

          6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

          7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.

          8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại các khoản 2, 4, 6 và 7 nêu trên, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

          Anh Sanh ở thị trấn KT, huyện NĐ hỏi: để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá thì quy mô đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa phương phải đảm bảo bao nhiêu ha mỗi năm?

          Điều 7 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, bao gồm:

          1. Có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.

          2. Điều kiện về quy mô đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người: Có quy mô đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa phương ít nhất 100 ha mỗi năm;

          3. Điều kiện về quy trình kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.

          Phải có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.

          Như vậy, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá thì quy mô đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa phương ít nhất 100 ha mỗi năm.

          Anh Cảnh, nhân viên công ty H hỏi: để được cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá thì công ty H phải đảm bảo các điều kiện gì?

          Điều 9 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3,  khoản 5 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá như sau:

          1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

          2. Có hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận xuất khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá. Doanh nghiệp có Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá chỉ được nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.

          Như vậy, để được cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá thì công ty H phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

          Anh Bảo, nhân viên doanh nghiệp C hỏi: Doanh nghiệp C muốn kinh doanh về chế biến nguyên liệu thuốc lá. Vậy, để được cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá thì doanh nghiệp C cần phải đảm bảo điều kiện gì?

          Điều 12 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 3 Điều 3, khoản 7 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 18, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá như sau:

          1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

          2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:

          a) Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.  

          b) Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp.

          3. Có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá hoặc hợp đồng mua bán nguyên liệu với doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá.

          4. Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

          Như vậy, để được cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá thì doanh nghiệp C cần phải đảm bảo điều kiện theo quy định nêu trên.

          Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá?

          Điều 15 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá có các quyền và nghĩa vụ sau:

          1. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá được phép lựa chọn vùng đầu tư và người trồng cây thuốc lá. Ký hợp đồng đầu tư trồng, mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng cây thuốc lá và bán nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá.

          2. Doanh nghiệp có Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá chỉ được nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; xuất khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.

          3. Doanh nghiệp có Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng các loại thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá.

          4. Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa điểm thu mua; công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu.

          5. Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá phải duy trì các điều kiện cấp phép trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

          6. Hàng năm doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá phải đăng ký diện tích trồng cây thuốc lá và dự kiến sản lượng nguyên liệu lá thuốc lá với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, phường) trên địa bàn doanh nghiệp đầu tư.

          Chị Mai, nhân viên công Ty TK hỏi: để được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện gì?

          Điều 17 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 5 Điều 3, khoản 9 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá như sau:

          1. Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010 hoặc doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư trong trường hợp sáp nhập, liên doanh để sản xuất thuốc lá.

          2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:

          a) Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

          b) Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu Phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu.

          3. Điều kiện về máy móc thiết bị: Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: Cuốn điếu, đóng bao.

          Như vậy, để được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện nêu trên.

          Pháp luật quy định như thế nào về sản lượng sản xuất và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá?

          Điều 20 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP và khoản 7 Điều 19 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định về sản lượng sản xuất và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá như sau:

          1. Tổng sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá hàng năm của toàn ngành để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành thuốc lá đã được Bộ Công Thương công bố trước ngày ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          2. Sản lượng sản phẩm thuốc lá sản xuất và nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp để tiêu thụ trong nước không được vượt quá sản lượng ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

          3. Trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong 03 năm và dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của 05 năm tiếp theo, Bộ Công Thương xem xét và công bố sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu của từng doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong giai đoạn 05 năm tiếp theo trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.

          Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có quyền và nghĩa vụ gì?

          Điều 23 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

          1. Được tổ chức hệ thống phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất và được bán lẻ sản phẩm thuốc lá trực tiếp tại hệ thống cửa hàng trực thuộc của doanh nghiệp theo đúng quy định mà không phải đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

          2. Được phân phối sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất ra (trực tiếp hoặc thông qua chi nhánh hoặc công ty trực thuộc) để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá.

          3. Phải công bố tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá.

          Pháp luật quy định như thế nào về  điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá? Điều kiện cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá? Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá?

          Điều 26 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4  Điều 2 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3, khoản 13 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và khoản 8 Điều 19 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá như sau:

          1. Điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:

          a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

          b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;

          c) Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 01 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá);

          d) Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

          2. Điều kiện cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá:

          a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

          b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;

          c) Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);

          d) Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

          3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

          a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

          b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;

          c) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

          Thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá có quyền và nghĩa vụ gì?

          Điều 29 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 15, khoản 16 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP, khoản 15 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

          1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp.

          2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp.

          3. Thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá chỉ được bán sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá thuộc hệ thống phân phối của mình trong phạm vi địa bàn được cấp phép.

          4. Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá khác để bán cho các thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá hoặc bán tại các điểm bán lẻ của thương nhân trên phạm vi địa bàn được cấp phép.

          5. Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các điểm bán lẻ trực thuộc của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh.

          6. Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán tại các địa điểm được cấp phép.

          7. Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá phải niêm yết bản sao hợp lệ Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân.

          8. Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

          9. Báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá cho thương nhân theo đúng quy định của pháp luật.

          Pháp luật quy định như thế nào về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại?

          Điều 30 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại như sau:

          1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

          a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;

          b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;

          c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.

          2. Bộ Công Thương chỉ định doanh nghiệp thực hiện thương mại Nhà nước nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá.

          3. Xuất khẩu sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

          a) Thương nhân được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

          Trường hợp thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp từ thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá thì thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu phải có một trong ba loại giấy phép trên.

          b) Đối với thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, số lượng sản phẩm thuốc lá xuất khẩu không bị trừ vào hạn mức sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước.

          4. Việc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

          5. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu.

          Việc quản lý nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá được pháp luật quy định như thế nào?

          Điều 36 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, khoản 16 Điều 4 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP quy định về quản lý nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá như sau:

          1. Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.

          2. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất tiêu thụ trong nước, sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

          a) Có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá;

          b) Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản xuất của doanh nghiệp (đối với trường hợp sản xuất tiêu thụ trong nước);

          c) Có hợp đồng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc nguyên liệu thuốc lá (đối với trường hợp sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu);

          d) Được sự đồng ý của Bộ Công Thương.

         

          3. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá: Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn thuốc lá điếu để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá;

          4. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu: Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu;

          5. Bộ Công Thương ban hành mẫu biểu đăng ký nhu cầu giấy cuốn điếu thuốc lá, sợi thuốc lá và nguyên liệu lá thuốc lá.

          Chị Xuân ở phường AH, thành phố H hỏi: Hành vi không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá có phải là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá không?Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá bị xử lý như thế nào?

          Điều 42 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá như sau:

          1. Sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép; đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.

          2. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất), thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.

          3. Sử dụng, thanh, lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật.

          4. Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.

          5. Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá.

          6. Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.

          7. Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.

          8. Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.

          9. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

          Điều 44 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

          Như vậy, hành vi không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá. Việc xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định nêu trên.

 

Xem tin theo ngày