GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN
ĐẾN LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(TIẾP THEO)
Quy định điều kiện để công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
1. Chị Đào ở phường AC, thành phố H hỏi: Để điều kiện công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phải đáp ứng điều kiện gì hay không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ như sau:
1. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất:
- Có địa điểm cố định;
- Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
b) Thiết bị:
Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
c) Nhân sự:
Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
2. Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, chị Mai phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
2.Anh Bảo nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh NT đóng ở phường Kim Long, thành phố H hỏi: Cơ sở NT cần công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: văn bản thông báo đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Không
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện để công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
3. Anh Hải ở tại phường AH, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) như sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
b) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
- Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
2. Thiết bị:
a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.
Như vậy, để công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã
4. Anh Huấn hỏi: Để cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Ghi chú: Bản sao hợp lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chỉnh Phủ) là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao có chữ ký đối với cá nhân hoặc có chữ ký và đóng dấu đối với tổ chức đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: 3.100.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã
5. Chị Quy sống tại phường PĐ, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã như sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Bảo đảm thiết kế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống sốc.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
- Là bác sỹ hoặc y sỹ có chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ
và 45 tháng đối với y sỹ.
b) Số lượng người hành nghề thuộc trạm y tế cấp xã phải đáp ứng định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Nhân viên y tế thôn, bản thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu theo sự phân công và chỉ đạo về chuyên môn của Trưởng Trạm y tế xã.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
6. Chị Tuyết Anh nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh CB đóng ở phường AH, thành phố H hỏi: Để xin cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Ghi chú: Bản sao hợp lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chỉnh Phủ) là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao có chữ ký đối với cá nhân hoặc có chữ ký và đóng dấu đối với tổ chức đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: 4.300.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Qquy định điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối cơ sở dịch vụ làm răng giả
7. Chị Quý nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh NT đóng ở phường VN, thành phố H hỏi: Khi làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối cơ sở dịch vụ làm răng giả như sau:
1. Cơ sở vật chất:
- Có địa điểm cố định;
- Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh;
- Phòng khám và lắp răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
- Phòng làm răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất là 10 m2; trường hợp không có phòng làm răng, hàm giả thì phải ký hợp đồng với cơ sở làm răng, hàm giả khác.
2. Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
3. Nhân lực: người chịu trách nhiệm chuyên môn là nha công đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước (không cấp cho các đối tượng khác), có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề hoặc giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ làm răng giả, phòng làm răng giả theo quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân.
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
8. Chị Kim Anh hỏi: Để công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe theo Mẫu 01 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở;
- Danh sách người tham gia khám sức khỏe theo Mẫu 02 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn của bệnh viện (nếu có).
Ghi chú: Bản sao hợp lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chỉnh Phủ) là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao có chữ ký đối với cá nhân hoặc có chữ ký và đóng dấu đối với tổ chức đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Không có
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm
9. Anh Minh nhân viên Phòng khám chuyên khoa CV đóng ở tại phường AH, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Phòng khám chuyên khoa CV có dự định chuyển địa điểm nên anh Minh hỏi: Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 04 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Các giấy tờ sau nếu có sự thay đổi so với hồ sở trước đây:
+ Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Sở Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
+ Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
+ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.
Ghi chú: Bản sao hợp lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chỉnh Phủ) là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao có chữ ký đối với cá nhân hoặc có chữ ký và đóng dấu đối với tổ chức đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện, 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Bệnh viện: 10.500.000 đồng
Phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình): 5.700.000 đồng
Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám, tư vấn và Điều trị dự phòng, Phòng khám, Điều trị bệnh nghề nghiệp, Phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng X quang, Phòng xét nghiệm, Cơ sở dịch vụ y tế, Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác: 4.300.000 đồng
Phòng chẩn trị y học cổ truyền, Trạm y tế cấp xã, trạm xá và tương đương: 3.100.000 đồng
(Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
10. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh LO đóng tại phường TL, thành phố H cần xin giấy phép hoạt động đối khi thay đổi tên. Do đó, Anh Dũng, nhân viên cơ sở LO hỏi: để được cấp giấy phép hoạt động thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 05 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Các giấy tờ sau nếu có sự thay đổi so với trước đây:
+ Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Sở Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
+ Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
+ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Sở Y tế ban hành;
+ Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.
Ghi chú: Bản sao hợp lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chỉnh Phủ) là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao có chữ ký đối với cá nhân hoặc có chữ ký và đóng dấu đối với tổ chức đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện, 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: 1.500.000 (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn
11. Cơ sở N đóng tại phường AH, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chị Nhạn, nhân viên cơ sở N hỏi: để điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám, Điều trị bệnh nghề nghiệp khi thay đổi quy mô giường bệnh thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 06 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện, 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí:
- Thẩm định cấp Giấy phép hoạt động khi thay đổi quy mô giường bệnh, cơ cấu tổ chức
+ Bệnh viện: 10.500.000 đ
+ Phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình): 5.700.000 đ
+ Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám, tư vấn và Điều trị dự phòng, Phòng khám, Điều trị bệnh nghề nghiệp, Phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng X quang, Phòng xét nghiệm, Cơ sở dịch vụ y tế, Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác: 4.300.000 đ
- Thẩm định cấp Giấy phép hoạt động khi thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: 4.300.000 đ
(Theo quy định tại Thông tư 278/y2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám, Điều trị bệnh nghề nghiệp khi thay đổi quy mô giường bệnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
12. Chị Trinh nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh H được giao làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động vì có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn. Do đó, chị Trinh hỏi: Hồ sơ cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo Mẫu 07 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trước đây;
- Quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Giấy xác nhận quá trình đã hành nghề 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.
Ghi chú: Bản sao hợp lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chỉnh Phủ) là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao có chữ ký đối với cá nhân hoặc có chữ ký và đóng dấu đối với tổ chức đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện, 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: 1.500.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị mất, hoặc hư hỏng hoặc bị thu hồi
13. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh TE đóng tại phường HN, tỉnh TTH đang cần cấp lại giấy phép hoạt động bị mất. Do đó, chị Hân nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh TE hỏi: Hồ sơ cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị mất, hoặc hư hỏng hoặc bị thu hồi thuộc thẩm quyền của Sở Y tế do cấp không đúng thẩm quyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo Mẫu 08 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản gốc giấy phép bị hư hỏng (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện, 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
3. Lệ phí: 1.500.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị mất phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
14. Anh Văn ở phường VN, thành phố H hỏi: Để cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người cú bài thuốc cư trú.
- Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú ).
- Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:
+ Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị.
+ Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
+ Cách gia giảm (nếu có);
+ Cách bào chế;
+ Dạng thuốc;
+ Cách dùng, đường dùng;
+ Liều dùng;
+ Chỉ định và chống chỉ định.
- Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.
+ Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
+ Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
- Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực.
- Giấy khám sức khoẻ .
- Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
3. Phí: Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền: 2.500.000 đồng
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, anh Văn phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
15. Anh Xích ở phường TH, thành phố H cho biết đang làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Do đó, anh Xích hỏi: Để cấp giấy chứng nhận thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền như sau:
Quyết định số 39 /2007/QĐ-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2007
Điều 4. Điều kiện của người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự.
b) Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
c) Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
d) Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.
Điều 5. Phạm vi sử dụng của “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
1. Người có bài thuốc gia truyền được đăng ký hành nghề tại địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) cấp giấy chứng nhận và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề sau:
a) Khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.
b) Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền. Trường hợp sản xuất, kinh doanh bài thuốc gia truyền thì phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Y tế.
2. Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê.
3. Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
Như vậy, để đăng ký cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính đề nghị phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
16. Anh Bình, nhân viên Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh F đóng ở phường TA, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để đề nghị phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính đề nghị phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Công văn đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật.
- Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đối với các trường hợp cần thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc toàn bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bao gồm:
+ Các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở mình;
+ Các kỹ thuật của tuyến trên mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện;
+ Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế - xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt phải được trình bày theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BYT.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
3. Phí: 4.300.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đề nghị phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
17. Chị Mai, nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh S đóng ở xã HV, thị xã HT, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Công văn đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật.
- Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đối với các trường hợp cần thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc toàn bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung bao gồm:
+ Các kỹ thuật quy định cho tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần bổ sung;
+ Các kỹ thuật quy định cho tuyến trên mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần bổ sung;
+ Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế - xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung phải được trình bày theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BYT.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Phí: 4.300.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
18. Anh Hoàng vừa tốt nghiệp ra trường và đang làm hồ sơ khám sức khỏe để xin việc. Do đó, anh Hoàng hỏi: Việc cấp giấy khám sức khỏe được thực hiện như thế nào? Thời gian thực hiện là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế, có dán ảnh chân dung cỡ 4 x 6cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 6 tháng
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết:
- Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
- Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Lệ phí: Nộp phí theo mức phí thu viện phí hiện hành
4. Địa điểm nộp hồ sơ: Đến trực tiếp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy, việc cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên được thực hiện theo quy định nêu trên. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
19. Chị Hạnh ở phường PĐ, thành phố H hỏi: Việc cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi được thực hiện như thế nào? Thời gian thực hiện là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế, có dán ảnh chân dung cỡ 4 x 6cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 6 tháng
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết:
- Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
- Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Lệ phí: Nộp phí theo mức phí thu viện phí hiện hành
4. Địa điểm nộp hồ sơ: Đến trực tiếp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy, việc cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi được thực hiện theo quy định nêu trên. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy khám sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
20. Anh Vinh phường TL, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Việc cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện như thế nào? Thời gian thực hiện là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy khám sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế, có dán ảnh chân dung cỡ 4 x 6cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 6 tháng.
- Văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người khám sức khỏe.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết:
- Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
- Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Lệ phí: Nộp phí theo mức phí thu viện phí hiện hành
4. Địa điểm nộp hồ sơ: Đến trực tiếp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy, việc cấp giấy khám sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy định nêu trên. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên
Thủ tục hành chính khám sức khỏe định kỳ
21. Chị Mai Anh nhân viên công ty X biết công ty đang có dự định cho nhân viên khám sức khỏe định kỳ. Do đó, chị Mai Anh hỏi: Việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện như thế nào? Thời gian cấp là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính khám sức khỏe định kỳ thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013.
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Theo thỏa thuận trong hợp đồng
3. Lệ phí: Theo hợp đồng ký kết
4. Địa điểm nộp hồ sơ: Đến trực tiếp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy, việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện theo quy định nêu trên. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn
22. Chị Tuyết nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh DC ở phường AD, thành phố H cho biết: Cơ sở DC muốn xin phép được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm Thông tư số 35/2013/TT-BYT.
- Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh và các tài liệu liên quan;
- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ .
3. Lệ phí: Không
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đề nghị cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Thủ tục hành chính cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình
23. Bác sỹ Tuyết Lê cần đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình thuộc thẩm quyền của Sở Y tế từ ngày 01/01/2016 được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP .
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Phí thẩm định: 360.000 đồng
(Thông tư số 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình
24. Bác sỹ Tấn đang làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình. Do đó, Bác sỹ Tấn hỏi: Để được cấp chứng chỉ thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình thuộc thẩm quyền của Sở Y tế từ ngày 01/01/2016 được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình như sau:
1. Điều kiện về văn bằng:
a) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành y học gia đình có thời gian tối thiểu 3 tháng do cơ sở đào tạo được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận cấp;
b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và một trong các văn bằng chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ về y học gia đình hoặc chứng chỉ đào tạo định hướng chuyên khoa y học gia đình được cấp tại Việt Nam hoặc công nhận tại Việt Nam.
2. Điều kiện về quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh:
Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thời gian 18 tháng theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình có thời gian 18 tháng liên tục trở lên tại bệnh viện đa khoa.
Đối với người có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo. Bản sao có chứng thực bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng chuyên khoa y học gia đình được coi là giấy xác nhận thời gian thực hành. Riêng người có chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì ngoài thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo, phải có thêm giấy xác nhận thời gian thực hành liên tục để bảo đảm đủ 18 tháng.
Như vậy, để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh
25. Anh Đức bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do không hành nghề trong thời gian liên tục 2 năm. Do đó, Anh Đức hỏi: Để cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp chứng chỉ là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh (Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục; người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh; người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp; người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề; người hành nghề thuộc một trong các đối tượng: Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự ) thuộc thẩm quyền của Sở Y tế thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I đối với người Việt Nam (hoặc theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Lệ phí: Mức thu: 360.000 đồng
(Thông tư số 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện để được cấp cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
26. Anh Nhân ở phường TL, thành phố Huế cho biết do không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp nên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, anh Nhân hỏi: Để xin cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh (Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục; người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh; người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp; người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề; người hành nghề thuộc một trong các đối tượng: Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự ) thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để được cấp cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
1. Có bằng bác sỹ đa khoa và giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên khoa y học gia đình có thời gian tối thiểu 3 tháng do cơ sở đào tạo được Bộ Y tế và Sở Y tế công nhận cấp;
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 18 tháng;
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5.Yêu cầu về xác nhận quá trình thực hành: Người có bằng bác sỹ đa khoa được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 18 tháng;
Như vậy, để đăng ký cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập
27. Anh Tiến nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh P ở phường TL, thành phố Huế, hỏi: Cơ sở P muốn xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề
- Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 - Thông tư 41/2011/TT-BYT
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Điều 14 Thông tư 16/2014/TT-BYT.
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động: 5.700.000 đồng
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập
28. Chị Hồng, nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh T đóng ở phường VN, thành phố Huế, hỏi: để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập như sau:
1. Cơ sở vật chất
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
b) Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.
c) Ngoài điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.
d) Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;
đ) Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.
e) Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thuốc và trang thiết bị y tế
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
3. Nhân sự
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với phòng khám bác sỹ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
- Đối với phòng khám bác sỹ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.
b) Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình;
c) Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;
d) Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn
Phòng khám bác sỹ gia đình được thực hiện các hoạt động chuyên môn sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật;
- Tham gia chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh;
- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở điều kiện thực tế của phòng khám;
- Được thực hiện các hoạt động sau tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu.
b) Phục hồi chức năng:
- Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu cầu;
- Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe và dưỡng sinh cho người bệnh và cộng đồng.
c) Y học cổ truyền:
- Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
- Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
- Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
- Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình quốc gia về y tế;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
- Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
đ) Tư vấn sức khỏe:
- Tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
- Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
e) Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
- Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
- Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình độc lập thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa
29. Anh Minh nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh H đóng ở phường TH, thành phố Huế, hỏi: Để cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân thì cơ sở H cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề
- Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 - Thông tư 41/2011/TT-BYT
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Điều 14 Thông tư 16/2014/TT-BYT.
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động có bổ sung phòng khám bác sĩ gia đình thì phải có quyết định thành lập phòng khám của cấp có thẩm quyền và có văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động thẩm định và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong giấy phép hoạt động.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Phí thẩm định bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn: 4.300.000 đồng
4. Địa điểm nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.
Quy định điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa
30. Anh Cường, nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh LT đóng ở phường AC, thành phố Huế, hỏi: để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa có phải đảm bảo điều kiện gì không?
Trả lời:
Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa như sau:
1. Cơ sở vật chất
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với các khoa phòng khác;
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
b) Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.
c) Ngoài điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.
d) Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;
đ) Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.
e) Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thuốc và trang thiết bị y tế
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
3. Nhân sự
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với phòng khám bác sỹ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sỹ có chứang chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
- Đối với phòng khám bác sỹ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.
b) Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình;
c) Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;
d) Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn
Phòng khám bác sỹ gia đình được thực hiện các hoạt động chuyên môn sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật;
- Tham gia chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh;
- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở điều kiện thực tế của phòng khám;
- Được thực hiện các hoạt động sau tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu.
b) Phục hồi chức năng:
- Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu cầu;
- Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe và dưỡng sinh cho người bệnh và cộng đồng.
c) Y học cổ truyền:
- Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
- Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
- Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
- Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình quốc gia về y tế;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
- Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
đ) Tư vấn sức khỏe:
- Tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
- Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
e) Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
- Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
- Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Như vậy, để đăng ký cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.