Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 12.373
TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
Ngày cập nhật 12/09/2020

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

(sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến phòng, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,

vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trong quá trình tố tụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường hay không?

1. Anh Minh ở phường AC, thành phố H hỏi: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trong quá trình tố tụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường hay không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

          a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

          b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

          c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

          d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

          đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.

Theo Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nêu trên, khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;

- Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;

- Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

- Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;

- Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.

Căn cứ quy định nêu trên, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trong quá trình tố tụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường.

Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có trong quá trình tố tụng đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự hay không?

  2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có trong quá trình tố tụng đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự hay không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

          a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

          b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

          c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

          d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

          đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.

Theo Khoản 3 Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nêu trên, khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

- Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

- Triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự.

Căn cứ quy định nêu trên, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có trong quá trình tố tụng đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự.

Khi tiến hành tố tụng hình sự, Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự có quyền quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án hay không?

  3. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự có quyền quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án hay không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điểm e khoản 2 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Theo khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và điểm e khoản 2 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khi tiến hành tố tụng hình sự, những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

- Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;

- Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

- Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự.

Căn cứ quy định nêu trên, khi tiến hành tố tụng hình sự, Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự có quyền quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án.

  Quy định về tội dùng nhục hình

  4. Chị Hoàng ở phường AD, thành phố H hỏi: Hành vi dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì có bị xử lý hình sự không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

  Khoản 1 Điều 373 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội dùng nhục hình như sau:

   Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  Như vậy, hành vi  dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên.

Việc dùng nhục hình trong hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên có bị xử lý hình sự không?

  5. Anh Minh ở phường AD, thành phố H cho biết:  Con trai anh Minh là cháu Tuấn (17 tuổi) phạm tội nên anh rất lo lắng trong hoạt động tố tụng bị dùng nhục hình. Do đó, anh Minh hỏi: Việc dùng nhục hình trong hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên có bị xử lý hình sự không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Khoản 2 Điều 373 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người phạm tội dùng nhục hình thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

          - Phạm tội 02 lần trở lên;

  - Đối với 02 người trở lên;

  - Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

  - Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

  - Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc dùng nhục hình trong hoạt động tố tụng đối với người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên.

Người phạm tội dùng nhục hình, gây thương tích cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật tới 61% trở lên thì bị xử lý hình sự không?

6. Anh Chiến ở phường TL, thành phố H hỏi: Người phạm tội dùng nhục hình, gây thương tích cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật tới 61% trở lên thì bị xử lý hình sự không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 3 Điều 373 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người phạm tội dùng nhục hình bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Làm người bị nhục hình tự sát.

- Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người dùng dùng nhục hình, gây thương tích cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật tới 61% trở lên thì bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên.

Quy định người phạm tội bức cung

7. Anh Tiến cho biết: Nhằm nhanh chóng kết thúc điều tra vụ án để lập thành tích, điều tra viên M đã ép buộc bị can phải nhận tội và đồng ý với những gợi ý về thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, anh Tiến hỏi: Hành vi của Điều tra viên M có bị xử lý hình sự không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Khoản 2 Điều 374 Bộ luật Hình sự năm 2015 và điểm t khoản 1, điểm u khoản 2  Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định người phạm tội bức cung thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với 02 người trở lên;

- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

- Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

- Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

- Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

Như vậy, hành vi của Điều tra viên M sẽ bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên.

Người thực hiện hành vi bức cung trong trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

8. Anh Quân hỏi: Hiện nay, có một số vụ án mà phạm nhận bị án oan. Những phạm nhân bị oan này đều khai rằng trong quá trình điều tra bị bức cung, không chịu được nên phải nhận tội. Vậy, người thực hiện hành vi bức cung trong trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 4 Điều 374 Bộ luật hình sự năm 2015 và điểm t khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017  quy định, người phạm tội bức cung thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Làm người bị bức cung chết;

- Dẫn đến làm oan người vô tội;

- Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, người thực hiện hành vi bức cung trong trường hợp nêu trên sẽ bị xử lý hình sự như viện dẫn trên.

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật thì có xử lý hình sự không?

9. Chị Vân ở thị trấn LC, huyện PL hỏi: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật thì có xử lý hình sự không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Khoản 1 Điều 377 Bộ luật hình sự năm 2015 và Khoản 135 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017, quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

          - Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;

          - Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;

          - Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;

          - Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;

          - Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.”.

Như vậy, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật thì bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thì bị xử lý hình sự như thế nào?

10. Trong trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Theo khoản 2 Điều 377 Bộ luật hình sự năm 2015 và khoản 135 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;

- Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Như vậy, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thì bị xử lý theo quy định nêu trên.

Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

11. Anh Bách ở xã HV, thị xã HT hỏi: Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 387 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù như sau:

          1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp (Tội chống phá cơ sở giam giữ), thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

          2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

          a) Có tổ chức;

          b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

          c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;

          d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.

          3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù sẽ bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày