Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.570.106
Truy cập hiện tại 14.737
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG
Ngày cập nhật 12/09/2020

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG

 

1. Chị Thoa cho biết, chị và người bạn có thỏa thuận mua bán xe ô tô và hai bên đã soạn thảo sẵn hợp đồng mua bán tài sản. Vậy khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn thì trình tự thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch và nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Trên đây là quy định về trình tự thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn, chị Thoa nghiên cứu để biết và áp dụng.

2. Ông Hòa trú tại thành phố Huế. Ông đã soạn sẵn di chúc và muốn đến tổ chức hành nghề công chứng tại thành phố Huế để công chứng. Tuy nhiên, trong di chúc của ông có tài sản là bất động sản ở Đà Nẳng. Vậy ông có thể công chứng di chúc tại thành phố Huế được không? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch không tính vào thời hạn công chứng).

Căn cứ quy định trên, ông Hòa trú tại thành phố Huế thì vẫn được tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện công chứng di chúc, trong đó có bất động sản tại thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ và thời hạn giải quyết như giới thiệu ở trên.

3. Bà Khánh có thỏa thuận mua đất với đối tác. Bà muốn nhờ tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đồng thời soạn thảo hợp đồng thì trình tự thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Người yêu cầu công chứng nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch và đề nghị công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

- Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

- Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Trên đây là trình tự thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Bà Khánh nghiên cứu để biết và áp dụng.

4. Chị Hoa bán nhà và muốn đề nghị tổ chức hành nghề công chứng công chứng hợp đồng, giao dịch này và soạn thảo hợp đồng. Hồ sơ gồm những giáy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch không tính vào thời hạn công chứng).

Như vậy, chị Hoa căn cứ hướng dẫn ở trên để lập hồ sơ đề nghị công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

5. Anh Sang đã công chứng hợp đồng, giao dịch mua bán nhà tại Tổ chức hành nghề công chứng H, nay anh muốn sửa đổi, bổ sung hợp đồng này. Anh Sang có thể đến Tổ chức hành nghề công chứng khác để thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng nói trên không? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên kiểm tra, đối chiếu các thông tin giữa hồ sơ đã nộp với nội dung dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn (nếu có); soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch (theo đề nghị của người yêu cầu công chứng), thụ lý hồ sơ giải quyết hoặc lập phiếu hẹn. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn, bổ sung.

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Căn cứ quy định trên, anh Sang phải đến Tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành, nghĩa là anh phải đến Tổ chức hành nghề công chứng H để thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Trình tự thực hiện như giới thiệu ở trên, anh nghiên cứu để biết và áp dụng.

6. Bà Thủy muốn hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại Tổ chức hành nghè công chứng T. Bà đề nghị cho biết, việc hủy bỏ này có cần sự đồng ý của những người đã trham gia hợp đồng, giao dịch không và hồ sơ gồm những giấy tờ gì, thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó;

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

Căn cứ quy định trên, việc hủy bỏ hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Hồ sơ và thời hạn giải quyết như giới thiệu ở trên.

7. Ông Minh thế chấp mảnh đất thuộc quyền sử dụng của ông để vay tiền ngân hàng kinh doanh. Ông đề nghị cho biết, việc công chứng hợp đồng thế chấp trong trường hợp này thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

- Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

- Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nêu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Trên đây là trình tự thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản. Ông Minh nghiên cứu để biết và áp dụng.

8. Bà Hoàng muốn công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Bà đề nghị cho biết, hồ sơ gồm những giấy tờ gì, bà có thể nộp bản phô tô các giấy tờ liên quan mà không cần chứng thực được không và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Dự thảo hợp đồng thế chấp bất động sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Căn cứ quy định trên, bà Hoàng có thể nọp bản phô tô các giấy tờ liên quan mà không cần phải chứng thực. Về thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết như giới thiệu ở trên, bà có thể nghiên cứu để áp dụng.

9. Anh Bình đã thế chấp mảnh đất thuộc quyền sở dụng để vay ngân hàng vào năm ngoái. Hiện nay, anh muốn tiếp tục thế chấp mảnh đất này để vay tiền mở rộng kinh doanh. Anh Bình đã đến Tổ chức hành nghề công chứng A để công chứng hợp đồng thế chấp lần thứ 2 nhưng Tổ chức A từ chối và hướng dẫn anh đến Tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp mảnh đất lần thứ nhất để công chứng. Việc từ chối của Tổ chức hành nghề công chứng A có đúng không và anh Bình phải đến tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng hợp đồng thế chấp lần thứ hai?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục này như sau:

- Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản;

- Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Như vậy, việc từ chối công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản của Tổ chức hành nghề công chứng A là đúng. Anh Bình phải đến Tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu để thực hiện.

10. Chị Phương đã lập hợp đồng ủy quyền cho người bạn thay mặt chị thực hiện mua bán, giao dịch tài sản. Chị đề nghị cho biết, trình tự thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

- Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

- Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng;

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

- Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Trên đây là trình tự thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền, chị Phương nghiên cứu để biết và áp dụng.

11. Bà Vinh làm việc tại doanh nghiệp K và được giao lập hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền giữ khách hàng với doanh nghiệp. Bà đề nghị cho biết, hồ sơ gầm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu? Khi công chứng hợp đồng ủy quyền thì công chứng viên có kiểm tra hồ sơ và giải thích về các quyền, nghĩa vụ của các bên không?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Như vậy, khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Về thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết như hướng dẫn ở trên, chị Vinh nghiên cứu để biết và thực hiện.

12. Ông Nghĩa lập di chúc để lại tài sản cho vợ con và ủy quyền để người em của ông đi công chứng di chúc. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề công chứng đã từ chối thực hiện và đề nghị ông Nghĩa phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Lý do từ chối tỏ chức hành nghề công chứng từ chối công chứng di chúc như trên có đúng không và trình tự thực hiện công chứng di chúc như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo yêu cầu công chứng, đối chiếu các thông tin giữa hồ sơ đã nộp với nội dung dự thảo di chúc đã được soạn thảo sẵn (nếu có) hoặc soạn thảo di chúc (theo đề nghị của người yêu cầu công chứng). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn, bổ sung.

- Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó;

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng;

- Người lập di chúc tự đọc lại di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người lập di chúc nghe. Trường hợp người lập di chúc đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

- Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Như vậy, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Do đó, lý do từ chối công chứng di chúc và đề nghị của tổ chức hành nghề công chứng là đúng quy định. Trình tự thực hiện công chứng di chúc như giới thiệu ở trên, ông Nghĩa nghiên cứu để biết và áp dụng.

13. Bà Mơ dự định lập di chúc để lại tài sản cho các con của bà. Bà đề nghị cho biết, hồ sơ công chứng di chúc gồm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo di chúc (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây là hồ sơ và thời hạn giải quyết công chứng di chúc. Bà Mơ nghiên cứu để biết và áp dụng.

14. Anh chị bà Hoa đã thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sau khi bố mẹ đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông. Mọi người đề nghị tổ chức hành nghề công chứng B công chứng văn bản này. Tổ chức hành nghề công chứng A đã niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng. Anh chị em bà Hoa không đồng tình với việc niêm yết như trên và đề nghị cho biết, có quy định về việc niêm yết này không và trình tự thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi

phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Căn cứ quy định trên, Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng. Đây là một thủ tục bắt buộc đã được pháp luật quy định. Do đó, Tổ chức hành nghề công chứng B đã làm đúng. Trình tự thực hiện như giới thiệu ở trên, Bà Hoa và các anh chị em có thểm nghiên cứu để biết và thực hiện.

15. Gia đình ông Quân đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chi di sản. Ông Quân đề nghị cho biết, hồ sơ gòm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;

- Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản không tính vào thời hạn công chứng).

Trên đây là hồ sơ và thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Ông Quân nghiên cứu để biết và thực hiện.

16. Anh Hoàng là người duy nhất được hưởng di sản do bố mẹ để lại. Anh muốn biết trình tự thực hiện, hồ sơ và thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản khai nhận di sản như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo văn bản khai nhận di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản không tính vào thời hạn công chứng).

Trên đây là quy định về trình tự thực hiện, hồ sơ và thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản khai nhận di sản. Anh Hoàng nghiên cứu để biết và thực hiện.

17. Anh chị em ông Thành là những người thừa kế tài sản do bố mẹ để lại. Tuy nhiên, ông Thành từ chối nhận di sản và để lại phần tài sản thừa kế của mình cho những người còn lại. Anh muốn biết trình tự, hồ sơ, thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế;

- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây là quy định về trình tự, hồ sơ, thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Anh Thành nghiên cứu để biết và áp dụng.

18. Chị Trang đã lập di chúc nhưng không muốn những người thừa kế biết được. Chị có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc của chị không? Nếu được thì trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục này như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục nhận lưu giữ di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình.

- Người lập di chúc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc;

- Tổ chức hành nghề công chứng thu phí, thù lao, chi phí khác (nếu có);

- Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản chính di chúc;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lưu giữ di chúc.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

Như vậy, chị Trang có thể đề nghị tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc. Trình tự, hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục này như giới thiệu ở trên.

19. Chị Ánh có tài liệu tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt Nam. Chị có thể đề nghị tổ chức hành nghề công chứng dịch và công chứng bản dịch được không? Trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng bản dịch được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu công chứng nộp giấy tờ, văn bản yêu cầu dịch thuật trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng.

- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ, văn bản; lập phiếu hẹn trả kết quả và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện;

- Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch;

- Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch; Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng bản dịch, thù lao dịch thuật, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả.

2. Thành phần hồ sơ: Giấy tờ, văn bản yêu cầu dịch

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

5. Phí, lệ phí:

- Phí công chứng bản dịch: 10.000 đồng/trang đối với bản dịch thứ nhất.

Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chị Ánh có thể đề nghị tổ chức hành nghề công chứng dịch và công chứng bản dịch. Trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, chị Ánh cũng cần lưu ý là Công chứng có thể từ chối nhận và công chứng bản dịch trong một số trường hợp như đã nêu rõ trên đây.

20. Anh Linh đã từng công chứng hợp đồng, giao dịch mua bán tài sản tại Tổ chức hành nghề công chứng C. Nay anh cần bản hợp đồng này để thực hiện một số thủ tục liên quan nhưng không tìm thấy. Anh Linh có thể đề nghị Tổ chức hành nghề công chứng C cấp bản sao hợp đồng nói trên không? Trình tự, hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục cấp bản sao văn bản công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng cấp bản sao văn bản công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận phiếu yêu cầu, kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu, tiến hành tra cứu, sao chụp bản sao, đóng dấu, thu phí công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cấp bản sao văn bản công chứng;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc

5. Phí, lệ phí (nếu có):

- Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 5.000 đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 3.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/bản.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng.

+ Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

- Việc cấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng đó thực hiện.

Như vậy, anh Linh có thể đề nghị Tổ chức hành nghề công chứng C cấp bản sao hợp đồng, giao dịch đã công chứng. Trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như giới thiệu ở trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG

 

1. Chị Thoa cho biết, chị và người bạn có thỏa thuận mua bán xe ô tô và hai bên đã soạn thảo sẵn hợp đồng mua bán tài sản. Vậy khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn thì trình tự thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch và nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Trên đây là quy định về trình tự thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn, chị Thoa nghiên cứu để biết và áp dụng.

2. Ông Hòa trú tại thành phố Huế. Ông đã soạn sẵn di chúc và muốn đến tổ chức hành nghề công chứng tại thành phố Huế để công chứng. Tuy nhiên, trong di chúc của ông có tài sản là bất động sản ở Đà Nẳng. Vậy ông có thể công chứng di chúc tại thành phố Huế được không? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch không tính vào thời hạn công chứng).

Căn cứ quy định trên, ông Hòa trú tại thành phố Huế thì vẫn được tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện công chứng di chúc, trong đó có bất động sản tại thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ và thời hạn giải quyết như giới thiệu ở trên.

3. Bà Khánh có thỏa thuận mua đất với đối tác. Bà muốn nhờ tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đồng thời soạn thảo hợp đồng thì trình tự thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Người yêu cầu công chứng nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch và đề nghị công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

- Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

- Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Trên đây là trình tự thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Bà Khánh nghiên cứu để biết và áp dụng.

4. Chị Hoa bán nhà và muốn đề nghị tổ chức hành nghề công chứng công chứng hợp đồng, giao dịch này và soạn thảo hợp đồng. Hồ sơ gồm những giáy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch không tính vào thời hạn công chứng).

Như vậy, chị Hoa căn cứ hướng dẫn ở trên để lập hồ sơ đề nghị công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

5. Anh Sang đã công chứng hợp đồng, giao dịch mua bán nhà tại Tổ chức hành nghề công chứng H, nay anh muốn sửa đổi, bổ sung hợp đồng này. Anh Sang có thể đến Tổ chức hành nghề công chứng khác để thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng nói trên không? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên kiểm tra, đối chiếu các thông tin giữa hồ sơ đã nộp với nội dung dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn (nếu có); soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch (theo đề nghị của người yêu cầu công chứng), thụ lý hồ sơ giải quyết hoặc lập phiếu hẹn. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn, bổ sung.

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Căn cứ quy định trên, anh Sang phải đến Tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành, nghĩa là anh phải đến Tổ chức hành nghề công chứng H để thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Trình tự thực hiện như giới thiệu ở trên, anh nghiên cứu để biết và áp dụng.

6. Bà Thủy muốn hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại Tổ chức hành nghè công chứng T. Bà đề nghị cho biết, việc hủy bỏ này có cần sự đồng ý của những người đã trham gia hợp đồng, giao dịch không và hồ sơ gồm những giấy tờ gì, thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó;

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

Căn cứ quy định trên, việc hủy bỏ hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Hồ sơ và thời hạn giải quyết như giới thiệu ở trên.

7. Ông Minh thế chấp mảnh đất thuộc quyền sử dụng của ông để vay tiền ngân hàng kinh doanh. Ông đề nghị cho biết, việc công chứng hợp đồng thế chấp trong trường hợp này thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

- Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

- Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nêu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Trên đây là trình tự thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản. Ông Minh nghiên cứu để biết và áp dụng.

8. Bà Hoàng muốn công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Bà đề nghị cho biết, hồ sơ gồm những giấy tờ gì, bà có thể nộp bản phô tô các giấy tờ liên quan mà không cần chứng thực được không và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Dự thảo hợp đồng thế chấp bất động sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Căn cứ quy định trên, bà Hoàng có thể nọp bản phô tô các giấy tờ liên quan mà không cần phải chứng thực. Về thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết như giới thiệu ở trên, bà có thể nghiên cứu để áp dụng.

9. Anh Bình đã thế chấp mảnh đất thuộc quyền sở dụng để vay ngân hàng vào năm ngoái. Hiện nay, anh muốn tiếp tục thế chấp mảnh đất này để vay tiền mở rộng kinh doanh. Anh Bình đã đến Tổ chức hành nghề công chứng A để công chứng hợp đồng thế chấp lần thứ 2 nhưng Tổ chức A từ chối và hướng dẫn anh đến Tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp mảnh đất lần thứ nhất để công chứng. Việc từ chối của Tổ chức hành nghề công chứng A có đúng không và anh Bình phải đến tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng hợp đồng thế chấp lần thứ hai?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục này như sau:

- Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản;

- Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Như vậy, việc từ chối công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản của Tổ chức hành nghề công chứng A là đúng. Anh Bình phải đến Tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu để thực hiện.

10. Chị Phương đã lập hợp đồng ủy quyền cho người bạn thay mặt chị thực hiện mua bán, giao dịch tài sản. Chị đề nghị cho biết, trình tự thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia;

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

- Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

- Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng;

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

- Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Trên đây là trình tự thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền, chị Phương nghiên cứu để biết và áp dụng.

11. Bà Vinh làm việc tại doanh nghiệp K và được giao lập hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền giữ khách hàng với doanh nghiệp. Bà đề nghị cho biết, hồ sơ gầm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu? Khi công chứng hợp đồng ủy quyền thì công chứng viên có kiểm tra hồ sơ và giải thích về các quyền, nghĩa vụ của các bên không?

Trả lời:

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Như vậy, khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Về thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết như hướng dẫn ở trên, chị Vinh nghiên cứu để biết và thực hiện.

12. Ông Nghĩa lập di chúc để lại tài sản cho vợ con và ủy quyền để người em của ông đi công chứng di chúc. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề công chứng đã từ chối thực hiện và đề nghị ông Nghĩa phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Lý do từ chối tỏ chức hành nghề công chứng từ chối công chứng di chúc như trên có đúng không và trình tự thực hiện công chứng di chúc như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo yêu cầu công chứng, đối chiếu các thông tin giữa hồ sơ đã nộp với nội dung dự thảo di chúc đã được soạn thảo sẵn (nếu có) hoặc soạn thảo di chúc (theo đề nghị của người yêu cầu công chứng). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn, bổ sung.

- Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó;

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng;

- Người lập di chúc tự đọc lại di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người lập di chúc nghe. Trường hợp người lập di chúc đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

- Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Như vậy, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Do đó, lý do từ chối công chứng di chúc và đề nghị của tổ chức hành nghề công chứng là đúng quy định. Trình tự thực hiện công chứng di chúc như giới thiệu ở trên, ông Nghĩa nghiên cứu để biết và áp dụng.

13. Bà Mơ dự định lập di chúc để lại tài sản cho các con của bà. Bà đề nghị cho biết, hồ sơ công chứng di chúc gồm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo di chúc (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây là hồ sơ và thời hạn giải quyết công chứng di chúc. Bà Mơ nghiên cứu để biết và áp dụng.

14. Anh chị bà Hoa đã thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sau khi bố mẹ đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông. Mọi người đề nghị tổ chức hành nghề công chứng B công chứng văn bản này. Tổ chức hành nghề công chứng A đã niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng. Anh chị em bà Hoa không đồng tình với việc niêm yết như trên và đề nghị cho biết, có quy định về việc niêm yết này không và trình tự thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi

phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

Căn cứ quy định trên, Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng. Đây là một thủ tục bắt buộc đã được pháp luật quy định. Do đó, Tổ chức hành nghề công chứng B đã làm đúng. Trình tự thực hiện như giới thiệu ở trên, Bà Hoa và các anh chị em có thểm nghiên cứu để biết và thực hiện.

15. Gia đình ông Quân đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chi di sản. Ông Quân đề nghị cho biết, hồ sơ gòm những giấy tờ gì và thời hạn giải quyết bao lâu?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;

- Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản không tính vào thời hạn công chứng).

Trên đây là hồ sơ và thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Ông Quân nghiên cứu để biết và thực hiện.

16. Anh Hoàng là người duy nhất được hưởng di sản do bố mẹ để lại. Anh muốn biết trình tự thực hiện, hồ sơ và thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản khai nhận di sản như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo văn bản khai nhận di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản không tính vào thời hạn công chứng).

Trên đây là quy định về trình tự thực hiện, hồ sơ và thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản khai nhận di sản. Anh Hoàng nghiên cứu để biết và thực hiện.

17. Anh chị em ông Thành là những người thừa kế tài sản do bố mẹ để lại. Tuy nhiên, ông Thành từ chối nhận di sản và để lại phần tài sản thừa kế của mình cho những người còn lại. Anh muốn biết trình tự, hồ sơ, thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế;

- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây là quy định về trình tự, hồ sơ, thời hạn giải quyết việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Anh Thành nghiên cứu để biết và áp dụng.

18. Chị Trang đã lập di chúc nhưng không muốn những người thừa kế biết được. Chị có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc của chị không? Nếu được thì trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục này như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục nhận lưu giữ di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình.

- Người lập di chúc nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc;

- Tổ chức hành nghề công chứng thu phí, thù lao, chi phí khác (nếu có);

- Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản chính di chúc;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lưu giữ di chúc.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

Như vậy, chị Trang có thể đề nghị tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc. Trình tự, hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục này như giới thiệu ở trên.

19. Chị Ánh có tài liệu tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt Nam. Chị có thể đề nghị tổ chức hành nghề công chứng dịch và công chứng bản dịch được không? Trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục công chứng bản dịch được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu công chứng nộp giấy tờ, văn bản yêu cầu dịch thuật trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng.

- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ, văn bản; lập phiếu hẹn trả kết quả và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện;

- Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch;

- Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch; Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng bản dịch, thù lao dịch thuật, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả.

2. Thành phần hồ sơ: Giấy tờ, văn bản yêu cầu dịch

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

5. Phí, lệ phí:

- Phí công chứng bản dịch: 10.000 đồng/trang đối với bản dịch thứ nhất.

Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chị Ánh có thể đề nghị tổ chức hành nghề công chứng dịch và công chứng bản dịch. Trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, chị Ánh cũng cần lưu ý là Công chứng có thể từ chối nhận và công chứng bản dịch trong một số trường hợp như đã nêu rõ trên đây.

20. Anh Linh đã từng công chứng hợp đồng, giao dịch mua bán tài sản tại Tổ chức hành nghề công chứng C. Nay anh cần bản hợp đồng này để thực hiện một số thủ tục liên quan nhưng không tìm thấy. Anh Linh có thể đề nghị Tổ chức hành nghề công chứng C cấp bản sao hợp đồng nói trên không? Trình tự, hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục cấp bản sao văn bản công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng cấp bản sao văn bản công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận phiếu yêu cầu, kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu, tiến hành tra cứu, sao chụp bản sao, đóng dấu, thu phí công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

2. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cấp bản sao văn bản công chứng;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc

5. Phí, lệ phí (nếu có):

- Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 5.000 đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 3.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/bản.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng.

+ Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

- Việc cấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng đó thực hiện.

Như vậy, anh Linh có thể đề nghị Tổ chức hành nghề công chứng C cấp bản sao hợp đồng, giao dịch đã công chứng. Trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như giới thiệu ở trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày