GIẢI ĐÁP CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Tổ chức A là chủ đầu tư xây dựng tòa nhà cao 8 tầng tại phường AC. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức A vì đã không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân phường AC. Việc xử phạt hành chính đối với hành vi trên có đúng không? Việc gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD gày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng quy định Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng như sau:
1. Quyền:
a) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;
c) Được xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014;
d) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 khi có nhu cầu.
2. Nghĩa vụ:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
c) Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình theo quy định (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
2. Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
3. Không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng theo quy định.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD, điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP nêu trên, chủ đầu tư phải thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình. Trường hợp không thông báo thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ chức B đang thi công công trình xây dựng, mặc dù có che chắn nhưng vẫn để vật liệu xây dựng rơi vãi xuống khu vực xung quanh. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 và điểm a, b khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b dưới đây;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi nêu trên;
b) Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi nêu trên.
Theo quy định trên, hành vi có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh bị xử phạt vi phạm hành chính. Do bạn không nói rõ loại công trình xây dựng nên mức xử phạt tùy theo loại công trình xây dựng, cụ thể: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng; Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và bổ sung phương tiện che chắn theo quy định, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
3. Ông Sơn là chủ đầu tư xây dựng biệt thự tại xã P. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, ông Sơn bị cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi lắp đặt biển báo tại công trường xây dựng không đầy đủ nội dung. Ông Sơn đế nghị cho biết, biển báo tại công trường xây dựng phải có những nội dung gì? Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 109 Luật Xây dựng quy định: Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
a) Tên, quy mô công trình;
b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
d) Bản vẽ phối cảnh công trình.
Khoản 1 và khoản 6 Điều 16 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Không lắp đặt biển báo tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lắp đặt biển báo đầy đủ nội dung tại công trường xây dựng theo quy định.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, biển báo công trình tại công trường xây dựng phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Xây dựng như giới thiệu ở trên. Trường hợp biển báo không có đầy đủ các nội dung theo quy định thì xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với ông Sơn là cá nhân thì mức xử phạt sẽ là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc lắp đặt biển báo đầy đủ nội dung tại công trường xây dựng.
4. Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B liên danh nhận thầu công trình xây dựng khách sạn 4 sao. Doanh nghiệp A đề nghị cho biết, khi ký kết hợp đồng xây dựng với bên giao thầu thì các bên liên danh nhận thầu cần phải có thỏa thuận liên danh không? Nếu có quy định nhưng không thực hiện thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Pháp luật có quy định nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 và 2 Điều 138 Luật Xây dựng quy định:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thỏa thuận liên danh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu;
b) Hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi nêu trên.
Như vậy, Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Trường hợp không thực hiện thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc phải thực hiện đúng quy định về thỏa thuận liên danh. Việc ký kết hợp đồng xây dựng phải bảo đảm nguyên tắc như giới thiệu ở trên.
5. Tổ chức A là chủ đầu tư xây dựng công trình tòa nhà thương mại. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, đã lập biên bản về hành vi không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền? Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập khi nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng quy định yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng như sau:
a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.
Khoản 2 và điểm b, c, d, đ khoản 4 Điều 19 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý và vận hành công trình có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng hoặc không thực hiện bảo trì công trình theo đúng quy trình được duyệt;
b) Không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm theo quy định;
c) Không lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định;
d) Không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình;
đ) Không lập, thẩm định, phê duyệt dự toán bảo trì đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập quy trình bảo trì hoặc thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a nêu trên;
b) Buộc thực hiện giám sát, nghiệm thu công tác thi công, sửa chữa bảo trì hoặc buộc lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định đối với điểm c nêu trên;
d) Buộc chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt đối với hành vi quy định tại điểm d nêu trên;
đ) Buộc chủ sở hữu, đơn vị quản lý và sử dụng công trình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt dự toán bảo trì theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm đ nêu trên.
Căn cứ quy định trên, hành vi không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, buộc phải lập quy trình bảo trì theo quy định. Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình.
6. Công trình xây dựng nhà chung cư 6 tầng hết hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp. Công trình này có một số hạng mục xuống cấp cần được gia cố, cải tạo, sửa chữa. Tuy nhiên, tổ chức A là chủ sở hữu công trình đã không thực hiện gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình mà tieps tục đưa vào sử dụng. Hành vi này bị xử phạt như thế nào? Công trình hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc gì?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khỏan 1 Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định: Công trình hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
- Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
- Tự quyết định việc tiếp tục sử dụng sau khi thực hiện các công việc nêu trên trừ các công trình quy định tại quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với các cơ quan theo quy định để được xem xét và chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng đối với công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Khoản 3 và điểm e, g, h khoản 4 Điều 19 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, vận hành công trình có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình đối với công trình đã hết tuổi thọ theo thiết kế quy định;
b) Không thực hiện quan trắc công trình theo quy định;
c) Sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đã hết hiệu lực để thực hiện bảo trì;
d) Không tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình hoặc không gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
đ) Không thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa, áp dụng biện pháp khẩn cấp hoặc báo cáo theo quy định khi phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
e) Không thực hiện một trong các nội dung sau khi công trình hết thời hạn sử dụng: Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình; báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với cơ quan có thẩm quyền đối với công trình quy định phải báo cáo.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình hoặc buộc gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm d nêu trên;
b) Buộc thực hiện các trách nhiệm, biện pháp theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm đ nêu trên;
c) Buộc thực hiện: Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình; báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm e nêu trên.
Như vậy, công trình hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc như trên, trong đó có việc gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình; báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng đối với công trình quy định. Trường hợp không thực hiện nội dung trên thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, vận hành công trình bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện công đoạn trên.
7. Doanh nghiệp xây dựng PH hỏi, việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp thực hiện không đúng thì bị xử phạt hành chính không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 12 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình như sau:
1. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư số 26/2016/TT-BXD. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 20 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hoặc lưu trữ không đầy đủ danh mục tài liệu theo quy định;
b) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc lưu trữ hoặc bổ sung đầy đủ danh mục tài liệu lưu trữ đối với hành vi quy định tại khoản 1 nêu trên.
Như vậy, việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như giới thiệu ở trên. Trường hợp vi phạm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải thực hiện lữu trữ hồ sơ theo quy định.
8. Doanh nghiệp TQ là nhà thầu thi công xây dựng công trình nhà thương mại. Trong quá trình thi công xây dựng đã có sự cố xảy ra nhưng nhà thầu TQ không lập hồ sơ sự cố công trình. Hành vi này bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 21 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sự cố công trình như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định khi xảy ra sự cố công trình;
b) Không tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố công trình hoặc tự ý phá dỡ, thu dọn hiện trường khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
c) Không lập hồ sơ sự cố công trình theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
b) Buộc lập hồ sơ sự cố công trình đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên.
Căn cứ quy định trên, hành vi không lập hồ sơ sự cố công trình theo quy định bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc lập hồ sơ sự cố công trình.
9. Ông Bình có chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình. Vừa qua, cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện chứng chỉ hành nghề của ông Bình đã hết hạn. Hành vi này bị xử phạt hành chính như thế nào? Thời hạn của chứng chỉ hành nghề để hoạt động xây dựng là bao nhiêu năm?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động xây dựng không đủ điều kiện năng lực theo quy định hoặc sai chứng chỉ hành nghề hoặc không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề đã hết hiệu lực;
b) Mượn, cho mượn, thuê hoặc cho thuê chứng chỉ hành nghề để hoạt động xây dựng;
c) Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam mà không thực hiện việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 nêu trên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thông báo cho cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề thu hồi hoặc tuyên hủy chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên;
b) Buộc hoàn thành việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên.
Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng quy định: Thời hạn hành nghề tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng của cá nhân là 05 năm. Khi hết thời hạn, cá nhân có nhu cầu hoạt động xây dựng làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định của Thông tư này.
Như vậy, thời hạn hành nghề tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng của cá nhân là 05 năm. Đối với trường hợp của ông Bình, hành nghề khi chứng chỉ đã hết hiệu lực thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng.
10. Doanh nghiệp HT là nhà thầu xây dựng công trình cơ sở y tế xã P. Qua kiểm tra, nhà thầu đã đưa trang thiết bị, đưa vật liệu vào sử dụng trong công trình không đúng với hồ sơ dự thầu. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 24 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu không đáp ứng đủ năng lực theo hồ sơ dự thầu hoặc bố trí người, trang thiết bị, đưa vật liệu vào sử dụng trong công trình không đúng với hồ sơ dự thầu hoặc kết quả trúng thầu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu hoặc kết quả trúng thầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 nêu trên.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp HT bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu.
GIẢI ĐÁP CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Ông Hòa xây nhà ở tại phường H. Trong quá trình xây dựng, ông không che chắn làm rơi vãi vật liệu xây dựng xuống khu vực xung quanh, gây bức xúc trong bà con lối xóm. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Xử phạt hành vi thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định.
Căn cứ quy định trên, hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không che chắn làm rơi vãi vật liệu xây dựng xuống khu vực xung quanh của ông Hòa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; buộc bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định.
2. Bà Sang xây nhà ở tại xã P. Khi thi công xây dựng nhà bà Sang đã gây nứt vách nhà bên cạnh là nhà ông Minh. Hai bên đã xảy ra mâu thuẫn, được Tổ hòa giải thực hiện hòa giải, giúp hai bên thỏa thuận bồi thường nhưng không đạt kết quả. Ông Minh đề nghị cho biết, việc xây dựng nhà ở gây nứt công trình xây dựng lân cận có bị xử phạt hành chính không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 2, khoản 4 Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c dưới đây;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định;
b) Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định.
Như vậy, việc tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây nứt công trình lân cận mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn; phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại theo quy định.
3. Doanh nghiệp K là nhà thầu thi công xây dựng công trình tòa nhà cao 8 tầng. Qua kiểm tra việc thi công xây dựng công trình, cơ quan chức năng đã lập biên bản về hành vi không ghi chép đầy đủ sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền? Nhật ký thi công xây dựng công trình gòm những nội dung gì?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 7 Điều 32 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biên bản kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng công trình theo quy định;
b) Không hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và tài sản khác của nhà thầu ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao (trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác);
c) Không có nhật ký thi công hoặc nhật ký thi công lập không đúng quy định;
d) Làm thất lạc mốc định vị hoặc mốc giới công trình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc có biên bản kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng công trình theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên
b) Buộc phải hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và tài sản khác của nhà thầu ra khỏi công trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên;
c) Buộc ghi nhật ký thi công đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên;
d) Buộc xác định lại mốc định vị, mốc giới công trình đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 nêu trên.
Điều 10 Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Quy định về nhật ký thi công xây dựng công trình như sau:
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
Như vậy, việc ghi nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu như trên. Trường hợp ghi chép không đầy đủ thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; buộc ghi nhật ký thi công đúng quy định.
4. Nhà thầu B bị cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi không có sổ nhật ký an toàn lao động trong quá trình thi công công trình xây dựng. Hành vi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “An toàn trong xây dựng”, mã số QCVN 18: 2014/BXD Ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BXD gày 05 tháng 9 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định: Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.
Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có sổ nhật ký an toàn lao động hoặc sổ nhật ký không ghi chép đầy đủ theo quy định.
Như vậy, việc ghi chép sổ nhật ký an toàn lao động là một trong những nội dung công việc để bảo đảm an toàn lao động. Trường hợp không thực hiện thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Anh Nguyên là công nhân tham gia thi công công trình xây dựng bệnh viện huyện T. Anh cho biết, nhiều lao động ở đây không có thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động trên công trường. Nhà thầu xây dựng có bị xử phạt về hành vi này không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 2, điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng người lao động không có thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động trên công trường theo quy định;
b) Không lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công hoặc công trình trước khi thi công xây dựng;
c) Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định, không kiểm định hoặc đã hết thời gian kiểm định;
d) Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường;
đ) Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động trên công trường theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
b) Buộc lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công hoặc công trình trước khi thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên;
c) Buộc sử dụng thiết bị thi công có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên;
d) Buộc có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 nêu trên;
đ) Buộc huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 nêu trên.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp nhà thầu có hành vi sử dụng người lao động không có thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động trên công trường theo quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đồng thời buộc phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động trên công trường theo quy định.
6. Doanh nghiệp D là nhà thầu xây dựng công trình giáo dục cấp III. Nhà thầu D đề nghị cho biết, trường hợp này có phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, công trình giáo dục cấp III thuộc danh mục công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Khoản 3, điểm e, g khoản 4 Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng;
b) Không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
g) Buộc mua bảo hiểm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên.
Căn cứ các quy định trên, công trình giáo dục cấp III thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Do đó, nhà thầu D phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường. Trường hợp không thực hiện thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; buộc mua bảo hiểm theo quy định.
7. Công trình giáo dục do tổ chức VB làm chủ đầu tư. Qua kiểm tra, công trình này không được giám sát thi công. Hành vi này bị xử phạt như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về giám sát thi công xây dựng công trình?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 120 Luật Xây dựng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
Khoản 1, điểm a, b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện công việc giám sát thi công theo quy định;
b) Ký hồ sơ nghiệm thu khi không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hoặc không phù hợp với lĩnh vực hành nghề, loại công trình, hạng hoặc thời hạn hành nghề theo chứng chỉ được cấp;
c) Không lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc giám sát thi công theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
b) Buộc lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên.
Như vậy, việc giám sát thi công công xây dựng công trình phải được thực hiện theo quy định như trên. Trường hợp không thực hiện thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; buộc thực hiện việc giám sát thi công theo quy định.
8. Doanh nghiệp xây dựng KH hỏi: Các công trình xây dựng nào phải sử dụng vật liệu xây không nung? Trường hợp để nhà thầu thi công không sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình theo quy định bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 3 Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, quy định các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung, gồm:
1. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ như sau:
a) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%;
b) Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%;
c) Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%.
2. Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.
3. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
4. Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Khoản 2, điểm c, d khoản 3 Điều 33 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả giám sát;
b) Để nhà thầu thi công thi công sai thiết kế đã được phê duyệt hoặc thi công không đúng chủng loại, quy cách vật liệu xây dựng hoặc thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
c) Để nhà thầu thi công không sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình theo quy định bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc hủy kết quả giám sát đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
d) Buộc sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định đối với phần còn lại của công trình đang xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên.
Như vậy, việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng được thực hiện theo quy định như trên. Trường hợp để nhà thầu thi công không sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình theo quy định bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; buộc sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định đối với phần còn lại của công trình đang xây dựng.
9. Anh Dương làm việc tại công ty xây dựng TY. Công ty TY là nhà thầu xây dựng khách sạn 4 sao. Qua các giai đoạn thi công công trình, nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu nhưng chủ đầu tư bỏ qua. Anh Dương đề nghị cho biết, việc nghiệm thu công trình xây dựng được thực hiện ở những giai đoạn nào? Nếu vi phạm bì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 123 Luật Xây dựng quy định về nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a nêu trên.
Khoản 1, điểm a khoản 5 Điều 34 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức nghiệm thu theo quy định hoặc nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức nghiệm thu hoặc nghiệm thu lại đối với hành vi quy định tại khoản 1 nêu trên.
Như vậy, việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm: Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp không tổ chức nghiệm thu theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; buộc tổ chức nghiệm thu theo quy định.
10. Doanh nghiệp K là nhà thầu xây dựng công trình chợ kiên cố huyện B. Dự án đã hoàn thành cơ bản và nhà thầu đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Tuy nhiên, chủ đầu tư chưa nghiệm thu vì chưa có nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Lý do chưa nghiệm thu hoàn thành công trình của chủ đầu tư công trình có đúng không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 15 và khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, quy định như sau:
- Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
- Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP (trong đó có công trình chợ kiên cố cấp huyện) phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 3, điểm b, c khoản 5 Điều 34 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nghiệm thu khi công việc chưa thực hiện hoặc nhiều hơn công việc thực tế thực hiện;
b) Nghiệm thu không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng khi chưa có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc hủy bỏ kết quả nghiệm thu đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản nêu trên và thu hồi giá trị đã thanh toán đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
c) Buộc có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên.
Căn cứ quy định trên, công trình xây dựng chợ kiên cố cấp huyện thuộc đối tượng phải được chủ đầu tư, tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng. Do đó, chủ đầu tư chợ kiên cố huyện B không nghiệm thu hoàn thành công trình khi chưa có nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy là đúng quy định. Trường hợp nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng khi chưa có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định thị bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; buộc có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.