MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Tổ chức A muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đã xây dựng đề án thành lập. Khi nộp hồ sơ, cán bộ kiểm tra và yêu cầu phải bổ sung thêm một số nội dung trong đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, cụ thể: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; đồng thời có dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ. Yêu cầu này của cán bộ tiếp nhận hồ sơ có đúng không? Thời hạn giải quyết là bao nhiêu ngày?
Trả lời:
Thủ tục Thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định về hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục này như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
2. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó, 10 ngày làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo; 05 ngày tại UBND tỉnh.
Căn cứ quy định trên, hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là đúng quy định. Thời hạn giải quyết trong trường hợp này là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trung tâm tin học K đã có quyết định thành lập của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tâm đã tuyển dụng đội ngũ giáo viên với tỷ lệ trung bình 27 học viên/giáo viên và dự kiến sẽ tiếp tục tuyển dụng giáo viên để giảm tỷ lệ số học viên/giáo viên xuống thấp hơn. Tỷ lệ giáo viên như trên đã bảo đảm yêu cầu để được cấp phép hoạt động chưa? Hồ sơ như thế nào và nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Yêu cầu, điều kiện
- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên.
- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên.
- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
b) Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học do người có thẩm quyền cấp;
c) Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
d) Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;
đ) Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
e) Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
g) Các quy định về học phí, lệ phí;
h) Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Trên đây là quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học. Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế. Về tỷ lệ giáo viên của Trung tâm K hiện tại là 27 học viên/1 giáo viên là chưa phù hợp. Mặc dù Trung tâm K dự kiến sẽ tiếp tục tuyển dụng giáo viên để hạ thấp tỷ lệ học viên và giáo viên, nhưng vào thời điểm nộp hồ sơ thì phải đạt lệ trung bình theo quy định là không quá 25 học viên/1 giáo viên. Do đó, Trung tâm K nên hoàn thành chỉ tiêu này để hồ sơ đề nghị cấp phép được tiếp nhận và giải quyết theo thủ tục.
3. Trung tâm tin học HP vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của trung tâm nên đã bị đình chỉ hoạt động giáo dục. Đến nay, Trung tâm tin học HP đã gần như hoàn tất việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ. Để hoạt động trở lại, Trung tâm HP phải làm thủ tục xin phép hoạt động trở lại không?
Trả lời:
Thủ tục Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trung tâm ngoại ngữ, tin học khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Biên bản kiểm tra;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện:
Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
6. Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, để hoạt động trở lại sau thời gian bị đình chỉ, Trung tâm tin học HP phải lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại và thủ tục cụ thể thực hiện theo như giới thiệu ở trên.
4. Trung tâm ngoại ngữ MM và Trung tâm ngoại ngữ CP có đề án sáp nhập. Để thực hiện kế hoạch sáp nhập này phải bảo đảm điều kiện gì? Thủ tục thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền) quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó, 10 ngày làm việc tịa Sở Giáo dục và Đào tạo và 05 ngày làm việc tại UBND tỉnh.
5. Kết quả thực hiện
Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc cho phép thành lập.
6. Lệ phí: Không.
7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
8. Yêu cầu, điều kiện: Việc sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;
c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Theo quy định trên, để thực hiện sáp nhập hai Trung tâm ngoại ngữ MM và CP phải bảo đảm 03 yêu cầu: Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Thủ tục thực hiện sáp nhập theo hướng dẫn ở trên.
5. Anh Hoàng là giám đốc Trung tâm ngoại ngữ IMA tại Thừa Thiên Huế. Trung tâm được thành lập và đi vào hoạt động hơn 10 năm, đến nay anh muốn giải thể Trung tâm này. Sau khi có đơn đề nghị giải thể, Đoàn kiểm tra của tỉnh tiến hành kiểm tra đối với Trung tâm IMA. Anh Hoàng đề nghị cho biết, việc kiểm tra này có đúng không và trình tự thực hiện thủ tục giải thể Trung tâm ngoại ngữ như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học (theo đề nghị của cá nhân tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học) được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả kiểm tra;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó, 10 ngày làm việc tịa Sở Giáo dục và Đào tạo và 05 ngày làm việc tại UBND tỉnh.
5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được ủy quyền).
7. Kết quả thực hiện
Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc cho phép giải thể.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện
Theo đề nghị của cá nhân tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Như vậy, việc anh Hoàng có đơn đề nghị giải thẻ Trung tâm ngoại ngữ IMA và tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra đối với Trung tâm là đúng quy trình. Việc kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng thực tế của Trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả kiểm tra. Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ.
6. Doanh nghiệp K muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và đã làm văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ này. Khi nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã đề nghị doanh nghiệp K phải bổ sung thêm phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học trong văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Việc yêu cầu này của cán bộ tiếp nhận hồ sơ có đúng không? Thời hạn giải quyết thủ tục này bao nhiêu ngày?
Trả lời:
Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Yêu cầu, điều kiện
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định trên, việc hướng dẫn, yêu cầu của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là đúng quy định pháp luật. Thời hạn giải quyết thủ tục này là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7. Doanh nghiệp HT thực hiện dịch vụ tư vấn du học. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp HT muốn điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu và một số nội dung hoạt động. Doanh nghiệp HT phải lập hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Trình tự thực hiện thủ tục điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
- Trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận điều chỉnh, bổ sung kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
6. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo
7. Kết quả thực hiện
Giấy chứng nhận điều chỉnh, bổ sung đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện: Không.
Trên đây là thủ tục điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trong đó, nêu rõ trình tự thực hiện và thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục này. Doanh nghiệp K căn cứ hướng dẫn ở trên để thực hiện đúng quy định.
8. Doanh nghiệp PC kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại tỉnh Thừa Thiên Huế bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ này do thiếu nhân viên trực tiếp tư vấn du học. Doanh nghiệp PC đề nghị cho biết, khi nào thì doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại? Trình tự thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục Đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
- Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu lý do, hướng giải quyết.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ và kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
6. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo
7. Kết quả thực hiện
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện
Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đề nghị kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Như vậy, sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trình tự thực hiện theo quy định như trên.
9. Anh Hòa có con đang học trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông PL, tỉnh Thừa Thiên Huế. Gia đình anh thuộc hộ nghèo. Anh Hòa đề nghị cho biết, con của anh có thuộc đối tượng được xét duyệt chính sách hỗ trợ cho học sinh trung học phổ thông không? Chế độ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Yêu cầu, điều kiện đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh:
a) Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học.
b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
c) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoăc̣ địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
d) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
2. Kết quả thực hiện
- Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh.
- Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
- Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Theo quy định trên, để được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông thì phải bảo đảm tất cả các điều kiện: a) Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học. b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. c) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoăc̣ địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. d) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Do anh Hòa không nói rõ các điều kiện trên nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể là con anh có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông hay không. Anh Hòa căn cứ điều kiện quy định như trên và đối chiếu với thực tế của gia đình để biết con anh có đủ điều kiện không. Trường hợp đủ điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông thì sẽ được hưởng các chế độ như giới thiệu ở trên.
10. Chị Xuân có con đang học trung học phổ thông tại trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Vang. Con chị thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh. Chị Xuân đề nghị cho biết, hồ sơ đề nghị cho hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông gồm những giấy tờ gì và trình tự thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bi ̣hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.
Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nôp̣ hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở giáo dục và đào tạo.
Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghi ̣hỗ trợ của các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.
Bước 6: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghi ̣hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);
b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bi ̣thất lac̣ phải có giấy xác nhậ của Trưởng Công an xã)
c) Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trong đó, 5 ngày làm việc đối với Sở Giáo dục và Đào tạo và 3 ngày làm việc đối với UBND tỉnh.
- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng.
- Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
5. Đối tượng thực hiện: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
6. Cơ quan thực hiện
a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Cơ quan Trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục.
7. Phí, lệ phí: Không.
8. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghi ̣hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP).
Như vậy, chị Xuân căn cứ quy định trên để lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh. Trình tự thực hiện thủ tục này như giới thiệu ở trên.
11. Anh Hùng trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, có con hơn 2 tuổi và muốn gửi cháu học mẫu giáo tại trường của mầm non công lập. Tuy nhiên, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo nên kinh tế khó khăn. Anh đề nghị cho biết, trường học của con anh có được miễn giảm học phí không và hỗ sơ đề nghị miễn, giảm học phí như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục Đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Theo quy định tại điểm b và đ khoản 36.10 thủ tục này, trẻ em học mẫu giáo có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ). Do đó, con của anh được hưởng chế độ miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập
a) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập:
- Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo phụ lục II Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo phụ lục III Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
b) Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập: Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
* Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu (phụ lục II và III) của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH;
* Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
3. Trình tự thực hiện đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập:
- Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo có Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục;
- Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Phòng giáo dục đào tạo để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm.
Như vậy, con anh Hùng thuộc đối tượng được miễn học phí và được hỗ trợ chi phí học tập tại cơ sở giáo dục mầm non. Trường hợp anh Hùng muốn cho con học tại trường mầm non công lập trên địa bàn huyện thì lập hồ sơ với các giấy tờ: Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập (theo 02 mẫu như hướng dẫn ở trên); bản sao giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận. Anh Hùng chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ với 2 mẫu đơn để đề nghị miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập; và chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập, ngoài ra, vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.
12. Chị Lan có con gái học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập tại thành phố Huế. Bản thân chị là công nhân bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên. Qua tìm hiểu, có người cho biết con chị thuộc trường hợp được giảm học phí. Chị Lan đến trường nơi con gái đang theo học để đề nghị nhà trường xem xét giảm học phí cho con. Tuy nhiên, nhà trường từ chối đề nghị của chị và hướng dẫn chị Lan làm đơn và nhà trường sẽ xác nhận để chị tự nộp đến Sở Giáo dục. Chị Lan đề nghị cho biết các nội dung như sau: Con gái chị học trường ngoài công lập thì có thuộc trường hợp được giảm học phí không? Việc lập hồ sơ đề nghị giảm học phí do ai thực hiện? Việc chi trả tiền giảm học phí thực hiện như thế nào? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì và nộp ở đâu?
Trả lời:
Thủ tục Đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Theo quy định tại điểm c khoản 36.10 thủ tục Đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND nêu trên, Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên thuộc đối tượng giảm 50% học phí.
2. Trình tự thực hiện đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế:
a) Trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông.
b) Chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả;
- Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/năm học (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông);
- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
3.. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
4. Hồ sơ đối với người học tại các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập:
a) Đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
b) Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Theo quy định trên, con gái chị Lan được hưởng chế độ giảm học phí 50%, chính sách này không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập. Về trình tự thực hiện, trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, chị Lan phải làm đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu đơn theo phụ lục V Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH), kèm theo sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của chị do bị tai nạn lao động do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp. Hồ sơ này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế và Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ chị sẽ nhận được kết quả giải quyết. Về thủ tục chi trả, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả.
13. Em Hồ Thị Nguyên là người dân tộc thiểu số đang học trường trung học phổ thông tại thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế. Em đề nghị cho biết, học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ trong trường hợp nào? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì và chế độ hỗ trợ cụ thể như thế nào? Hồ sơ do phụ huynh học sinh nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết hay nộp qua nhà trường?
Trả lời:
Thủ tục Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tuc̣ nhâp̣ học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.
Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nôp̣ hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập̣ hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh).
Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghi ̣hỗ trợ của các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.
Bước 6: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
3 Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghi ̣hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP);
b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trườnghơp̣ sổ hộ khẩu bi ̣thất lạc phải có giấy xác nhận của trưởng Công an xã)
c) Giấy khai sinh (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Kết quả thực hiện
- Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối vớ i học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.
- Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
- Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
5. Yêu cầu, điều kiện đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số
a) Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học.
b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
c) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
Căn cứ quy định trên, những vấn đề em Nguyên đặt ra được trả lời như sau: Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ khi bảo đảm các điều kiện như tại khoản 5 nêu trên; hồ sơ do học sinh hoặc gia đình học sinh lập với các giấy tờ như tại khoản 3 nêu trên, hồ sơ này nộp cho nhà trường trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, và việc nộp hồ sơ do nhà trường thực hiện. Về chế độ hỗ trợ: Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
14. Anh Minh có con trai đang học trung học phổ thông ngoài công lập tại thành phố Huế. Anh dự định xin chuyển con đến trường công lập trên cùng địa bàn. Việc chuyển trường như trên phải bảo đảm điều kiện gì và hồ sơ như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:
1. Yêu cầu, điều kiện
Học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục:
38.10.1. Đối tượng:
a) Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
b) Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.
38.10.2. Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:
a) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.
b) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.
38.10.3. Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;
b) Học bạ (bản chính);
c) Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng);
d) Bản sao giấy khai sinh;
đ) Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập);
e) Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;
g) Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng Phòng giáo dục và đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển từ tỉnh, thành phố khác);
h) Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có);
i) Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác;
k) Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoản cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Như vậy, muốn chuyển trường cho học sinh trung học phổ thông phải đảm bảo các điều kiện nêu tại khoản 1 như trên, trong đó, đối với việc chuyển trường từ ngoài công lập sang công lập chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp. Hồ sơ chuyển trường gồm các loại giấy tờ tại khoản 2 nêu trên. Anh Minh nghiên cứu quy định trên để thực hiện.