Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 6.930
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN
Ngày cập nhật 12/09/2020

QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN

 

1. Anh Hoàng có văn bản đề nghị cơ quan Công an cung cấp thông tin về việc thi hành án hình sự đối với con trai anh. Tuy nhiên, cơ quan này từ chối cung cấp thông tin về vấn đề trên. Anh Hoàng đề nghị cho biết, theo quy định của pháp luật, cơ quan công an có vi phạm quyền được tiếp cận thông tin của công dân trong trường hợp này không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016,  Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận (quy định tại Điều 6 của Luật Tiếp cận thông tin); được tiếp cận có điều kiện (quy định tại Điều 7 của Luật Tiếp cận thông tin).

Trong đó, Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin quy định thông tin công dân không được tiếp cận, gồm:

1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 quy định: Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong 15 lĩnh vực chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong đó, lĩnh vực thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp, gồm: Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước; thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự.

Căn cứ theo những quy định trên, thông tin về thi hành án hình sự là thông tin bí mật Nhà nước. Theo đó, thông tin này không được cung cấp cho Công dân. Do đó, việc cơ quan công an từ chối yêu cầu cung cấp thông tin của anh Hoàng trong trường hợp này là không vi phạm quyền tiếp cận thông tin của anh.

2. Chị Lan Anh trú tại phường TH, thành phố Huế đề nghị cho biết: Chị muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trộ tái định cư khi nhà nước thu hôi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,. Chị có thể đến cơ quan nào để đề nghị cung cấp thông tin về vấn đề này?

 

Trả lời:

Điều 9 Luật Tiếp cận thông tin quy định về phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin như sau:

1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp thông tin công dân không được tiếp cận và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.

2. Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:

a) Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

b) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

c) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

d) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

e) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

g) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

h) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

i) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định đầu mối thực hiện cung cấp thông tin trong hệ thống tổ chức của mình.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Luật Tiếp cận thông tin, văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.

Khoản 1 Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin quy định thông tin được cung cấp theo yêu cầu là những thông tin phải được công khai theo quy định, nhưng thuộc trường hợp sau đây: Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai; thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật; thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.

Căn cứ các quy định trên, vấn đề chị Lan Anh hỏi xin được trả lời như sau: Quy định về bồi thường, hỗ trộ tái định cư khi nhà nước thu hôi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành. Do đó, để đề nghị cung cấp thông tin về vấn đề này, chị có thể đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân phường TH. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chỉ cung cấp những thông tin phải được công khai nhưng chưa được công khai, hoặc hết thời hạn công khai, hoặc đang được công khai nhưng vì lý bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được; trong khi đó, Quy định về bồi thường, hỗ trộ tái định cư khi nhà nước thu hôi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là văn bản quy phạm pháp luật được công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế. Như vậy, trước hết, chị Lan Anh lên Công thông tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm thông tin trên; trong trường hợp không có thì chị có thể đến các cơ quan chức năng nêu trên để đề nghị cung cấp.

3. Chị Hoa đề nghị Sở A cung cấp thông tin liên quan đến đất đai. Cơ quan A đã thực hiện theo như yêu cầu của chị, cung cấp 10 bản A4 phô tô màu có chứa thông tin và thu của chị 180.000 đồng. Chị Hoa đề nghị cho biết, việc cung cấp thông tin có phải trả phí lệ phí không và mức thu của cơ quan A đối với trường hợp của chị là đúng quy định?

Trả lời:

Điều 12 Luật Tiếp cận Thông tin quy định về chi phí tiếp cận thông tin như sau:

1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.

2. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.

Điều 3 Thông tư số 46/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin (sau đây gọi là người yêu cầu cung cấp thông tin) không phải trả phí, lệ phí cung cấp thông tin nhưng phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin yêu cầu cung cấp, cụ thể:

1.1. Chi phí in, sao, chụp thông tin:

a) Chi phí in, sao, chụp thông tin thực hiện theo mức thu quy định dưới đây.

b) Đối với cơ quan nhà nước cung cấp thông tin đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mức thu như sau:

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức thu bằng 70% mức thu theo quy định.

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mức thu bằng 50% mức thu theo quy định.

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CPngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

STT

Công việc thực hiện

Đơn v tính

Mc thu (đồng)

1

Phô tô tài liệu giấy (đã bao gồm vật tư)

 

 

1.1

Phô tô đen trắng

Trang A4

3.000

1.2

Phô tô màu

Trang A4

18.000

2

In từ phim, ảnh gốc (đã bao gồm vật tư)

 

 

2.1

Cỡ từ 15x21 cm trở xuống

Tấm

36.000

2.2

Cỡ từ 20x25cm đến 20x30cm

Tấm

54.000

2.3

Cỡ từ 25x35cm đến 30x40cm

Tấm

135.000

3

In sao tài liệu ghi âm (không bao gồm vật tư)

Phút nghe

27.000

4

In sao phim điện ảnh (không bao gồm vật tư)

Phút chiếu

54.000

5

In tài liệu đã số hóa (toàn văn tài liệu - thông tin cấp 1)

 

 

5.1

- In đen trắng (đã bao gồm vật tư)

Trang A4

2.000

5.2

- In màu (đã bao gồm vật tư)

Trang A4

14.000

 

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A3 bằng 2 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A2 bằng 4 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A1 bằng 8 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A0 bằng 16 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4.

 1.2. Chi phí gửi thông tin yêu cầu cung cấp: Mức thu chi phí thực hiện theo mức giá cước tối đa quy định tại Điều 3 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BTTTT ngày 29/9/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định mức giá cước tối đa và chính sách miễn, giảm giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính và dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

2. Người yêu cầu cung cấp thông tin không phải trả chi phí gửi thông tin yêu cầu cung cấp qua mạng điện tử, fax.

Theo quy định trên, Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí. Tuy nhiên, phải trả chi phí in, sao, chụp thông tin. Theo đó, việc cơ quan A thu của chị Hoa số tiền 180.000 đồng cho 10 bản A4 phô tô màu chính là chi phí sao thông tin và mức thu này đúng theo quy định của pháp luật như giới thiệu ở trên.

4. Bác Thông là hưu trí phường K, thị xã Hương Thủy. Bác Thông thường xem tin tức, tìm kiếm các thông tin của các cơ quan Nhà nước qua Cổng/Trang thông tin điện tử. Vừa qua, bác phát hiện có thông tin của cơ quan B công khai trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện H không chính xác. Bác Thông có thể đề nghị các cơ quan đính chính không và kiến nghị với cơ quan B hay với Ủy ban nhân dân huyện H?

Trả lời:

Điều 22 Luật Tiếp cận thông tin quy định việc xử lý thông tin công khai không chính xác như sau:

1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác thì cơ quan đó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.

2. Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình công khai không chính xác thì cơ quan đã công khai thông tin có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.

3. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thì cơ quan tạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.

4. Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác thì kiến nghị với cơ quan đã công khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.

5. Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó.

Căn cứ quy định trên, bác Thông có quyền kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện H về vấn đề này. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, Ủy ban nhân dân huyện H có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho bác Thông; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.

5. Anh Phú là cán bộ xã K thuộc huyện A Lưới. Anh cho biết, xã K là xã nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy có biện pháp nào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin không?

Trả lời:

Điều 2 Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin quy định các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin, cụ thể như sau:

1. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

a) Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);

b) Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;

c) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;

d) Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

đ) Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;

e) Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.

3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.

4. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật liên quan.

Như vậy, xã K áp dụng các biện pháp được quy định như trên để bảo đảm việc cung cấp thông tin cho bà con nhân dân.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày