Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 7.425
Giải pháp nâng cao chỉ số dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 26/11/2024

Ngày 14 tháng 10 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 379/KH-UBND về việc nâng cao chỉ số dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, đã xây dựng một số giải pháp, cụ thể:

 

1. Thể chế, chính sách

a) Rà soát các Quy trình, quy định hướng đến sửa đổi, ban hành phù hợp với điều kiện thực tiễn. Chú trọng đến nâng cao hiệu quả của Kho dữ liệu số cho công dân, tổ chức.

b) Xây dựng và ban hành quy định khen thưởng, xử phạt trong phạm vi hoạt động dịch vụ hành chính công.

c) Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn kết quả các mô hình hoạt động, tham mưu trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết hỗ trợ liên quan đến miễn giảm về phí, lệ phí thực hiện TTHC khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC; Đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số; Tổ Công nghệ số cộng đồng đối với dịch vụ công trực tuyến.

2. Công bố tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình

a) 100% thủ tục hành chính được thực hiện rà soát, đánh giá đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tuân thủ nghiêm túc các quy định trong Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 42/2022/NĐ-CP  ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về quy định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Tổ chức công bố và thực hiện đồng bộ thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các thủ tục hành chính cấp Sở, ngành quy định thực hiện tại cấp huyện, cấp xã.

3. Quy trình số

a) Rà soát tổng thể tái cấu trúc lại quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước theo hướng: Sử dụng quy trình số triệt để; Rút gọn bước thực hiện; Rút ngắn thời gian thực hiện; Không được qua tổ chức trung gian,  không được phép sử dụng thông tin cá nhân. Văn bản điện tử đủ điều kiện quy định của pháp luật thay thế cho văn bản giấy.

b) Xây dựng hệ thống quy trình thống nhất áp dụng cho các thủ tục hành chính thuộc cấp huyện, cấp xã. Tuyệt đối không để tình trạng quy trình khác nhau cho các địa bàn khác nhau trên một nhóm thủ tục hành chính.

c) Chuẩn hóa các quy trình liên thông, đảm bảo sự thống nhất về mô hình, phương thức tham gia và dữ liệu liên thông.

4. Dữ liệu số

a) Tạo lập các bộ dữ liệu số trên cơ sở rà soát thành phần hồ sơ phục vụ giải quyết thủ tục hành chính theo hướng chuẩn hóa và thay thế hồ sơ giấy khi đã có dữ liệu số được cơ quan nhà nước số hóa.

b) Đẩy mạnh triển khai biểu mẫu điện tử (eform) trong các biểu mẫu thủ tục hành chính phục vụ dịch vụ công trực tuyến. Tổ chức quyết liệt hoạt động số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

c) Chuẩn hóa, phổ biến rộng rãi trong người dân và toàn xã hội, nâng cao chất lượng và số lượng việc sử dụng lại dữ liệu từ kho dữ liệu số công dân, tổ chức nhằm thay thế các hồ sơ giấy trong thành phần thủ tục hành chính.

d) Triển khai nền tảng công chức, chứng thực số hướng đến hình thành kho dữ liệu số công chứng, chứng thực liên thông với thủ tục hành chính nhằm thay thế cho các giấy tờ công chức, chứng thực giấy trong thành phần hồ sơ.

5. Nền tảng số

a) Nâng cấp toàn diện hệ thống thông tin thủ tục hành chính theo hướng duy trì nâng cao chất lượng những tiêu chí đã đạt và bổ sung, nâng cấp những tiêu chí chưa đạt.

b) Đảm bảo điều kiện kiểm soát toàn diện các hoạt động thực thi nghiệp vụ xử lý hành chính công trực tuyến trên môi trường mạng cũng như các hoạt động trực tiếp tại bộ phận Một cửa của cán bộ, công chức, viên chức.

c) Hình thành công cụ phân tích, đánh giá, báo cáo thông qua dữ liệu số và xác định thành phương thức kiểm tra đánh giá thông qua nền tảng số trên cơ sở dữ liệu số được hình thành trong quá trình tác nghiệp của công chức, viên chức.

6. Hạ tầng số

a) Nâng cấp đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn đủ năng lực đáp ứng yêu cầu vận hành dịch vụ công nói riêng và công tác chuyển đổi số nói chung. Đầu tư triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin, khả năng dự phòng, phục hồi trong trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cuộc tấn công mạng.

b) Rà soát và ban hành lại quy chuẩn hạ tầng tại bộ phận Một cửa các cấp theo tình hình mới đáp ứng yêu cầu Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.

c) Tập trung các nguồn lực nâng cao chỉ số sử dụng điện thoại di động thông minh trong dân.

7. Công dân số

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng số của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt là phương thức để người dân nhận diện rõ các quyền lợi được thụ hưởng và cách thức giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh khi tham gia dịch vụ công trực tuyến.

b) Phát huy tối đa vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc cùng cơ quan nhà nước triển khai nhiều hoạt động, nhiều mô hình nhằm hướng đến nâng cao nhận thức và kỹ năng số tác động mạnh mẽ đến tăng tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.

c) Triển khai mạnh mẽ, huy động nguồn lực xã hội hóa vào các hoạt động đảm bảo điều kiện sở hữu các tài sản số cho công dân bao gồm: Tài khoản định danh điện tử, tài khoản thanh toán điện tử và chữ ký số./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày