Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.573.629
Truy cập hiện tại 16.993
Đề án “Định hướng phát triển khu vực tháp Phú Diên và bãi tắm Phú Diên nhằm phát huy giá trị di tích, phát triển du lịch”
Ngày cập nhật 21/03/2024

Ngày 08 tháng 3 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 587/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Định hướng phát triển khu vực tháp Phú Diên và bãi tắm Phú Diên nhằm phát huy giá trị di tích, phát triển du lịch” (Đề án). Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 3 năm 2024.

 

Với mục của Đề án nhằm xây dựng phát triển khu vực tháp Phú Diên và bãi tắm Phú Diên thành điểm du lịch biển bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo tồn di sản và sinh thái biển; định hướng tổng thể cơ sở hạ tầng du lịch tháp Phú Diên và bãi biển Phú Diên để phát triển gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hoá tháp Phú Diên; xây dựng mô hình kinh doanh du lịch hiệu quả; xây dựng quy chế quản lý du lịch theo hướng phát triển bền vững; xác định lộ trình và các giải pháp phương án phù hợp xây dựng hệ thống đầu tư du lịch để làm cơ sở chung    

Đề án đề ra một số giải pháp thực hiện: Giải pháp tổ chức không gian tổng mặt bằng: giải pháp tổ chức tổng mặt bằng; giải pháp các công trình kiến trúc dịch vụ ven biển, công trình điểm nhấn; giải pháp chiếu sáng trang trí cảnh quan; giải pháp xây dựng hệ thống trang thiết bị đô thị; giải pháp nhận diện hình ảnh riêng cho khu vực nghiên cứu.

 - Giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ: giải pháp đầu tư khai thác kinh doanh; giải pháp tổ chức các loại hình dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí; giải pháp tổ chức trung tâm dịch vụ phục vụ du khách; giải pháp tổ chức các dịch vụ khác: nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng, bãi xe,...

- Giải pháp phòng cháy, chữa cháy.

- Giải pháp tuyên truyền vận động.

- Giải pháp xây dựng các quy chế, quy định quản lý, mô hình quản lý, chính sách phát triển: Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ; quản lý văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí; quản lý mặt kiến trúc, cảnh quan; quản lý giao thông, trật tự; quản lý môi trường; xây dựng các chính sách phát triển; xây dựng mô hình quản lý.

- Giải pháp quảng bá, xúc tiến, phát triển du lịch.

Kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách nhà nước (gồm nguồn vốn đầu tư và nguồn kinh phí lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch, bảo tồn thiên nhiên, môi trường sinh thái); nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Thời gian thực hiện: từ năm 2024 - 2025.

Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh: Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Phú Vang tăng cường công tác truyền thông điểm du lịch của Đề án. Tổ chức các chiến dịch, sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của người dân, du khách trên cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn xã Phú Diên, huyện Phú Vang nói riêng;  chủ trì, phối hợp với UBND xã Phú Diên để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đúng định hướng và mục tiêu đề ra của Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lồng ghép triển khai các Chương trình/Dự án/Đề án liên quan đến phát triển hạ tầng xanh vào các nhiệm vụ triển khai của Đề án một cách phù hợp, hiệu quả.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn để thực hiện Đề án.

Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với UBND huyện Phú Vang tuyên truyền hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ danh lam, thắng cảnh và bảo tồn văn hóa truyền thống cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch; theo chức năng nhiệm vụ quản lý di tích tháp Phú Diên; làm chủ đầu tư các dự án liên quan đến khu vực tháp Phú Diên như chỉnh trang, trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực bờ kè xung quanh tháp; trùng tu, phục hồi di tích; xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng và chiếu sáng nghệ thuật...; số hóa, bảo quản tốt các tư liệu, hiện vật; thực hiện trùng tu, bảo tồn và phục nguyên di tích Chămpa; lập điều chỉnh hồ sơ di tích tháp Phú Diên trên cơ sở định hướng của Đề án; tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục khoa học thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể về lịch sử, văn hóa; quảng bá về tháp Phú Diên, văn hóa Champa; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm về thực hiện các hoạt động tín ngưỡng và du khách tham quan tại khu vực tháp Phú Diên.

Sở Du lịch: Phối hợp với UBND huyện Phú Vang, UBND xã Phú Diên và các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ cho đội ngũ tham gia vào hệ thống phục vụ khách du lịch; tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm của huyện Phú Vang vào cơ sở dữ liệu chung của tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và phục vụ khách du lịch tra cứu dữ liệu; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội chợ triển lãm giới thiệu về sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch tại Thừa Thiên Huế tới toàn ngành, các hãng lữ hành trong và ngoài tỉnh; phối hợp với UBND huyện Phú Vang hướng dẫn các cơ sở cung ứng dịch vụ, sản phẩm để thực hiện thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo đúng quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu UBND tỉnh trong việc xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư các dự án về bảo vệ di sản, dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản; bố trí nguồn vốn hoặc lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư hạ tầng cơ bản gắn điểm đến, sản phẩm du lịch cộng đồng.

Sở Xây dựng: tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng; phát triển các khu, điểm du lịch cộng đồng, sinh thái đảm bảo thực hiện quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch, đồng thời hướng dẫn, lồng ghép các ý tưởng của các Đề án liên quan trên địa bàn huyện Phú vang.

Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang: Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án có hiệu quả, chất lượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra; nghiên cứu, đề xuất quỹ đất dành cho du lịch trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phát triển các khu dịch vụ du lịch trên địa bàn... Lồng ghép định hướng của Đề án vào kế hoạch, quy hoạch chung của huyện; tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch cộng đồng; ưu tiên bố trí hợp lý nguồn kinh phí đầu tư phát triển du lịch trong dự toán ngân sách để có điều kiện thực hiện theo danh mục đầu tư của Đề án trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên du lịch. Đẩy mạnh thực hiện Đề án/Chương trình/Phong trào liên quan đến du lịch trên địa bàn; phát triển các sản phẩm bản địa, dịch vụ du lịch và tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hoá - du lịch, hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch; phối hợp marketing, thiết kế sản phẩm, khảo sát, tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng của du khách…; liên kết với các địa phương lân cận, liên kết giữa vùng biển và đầm phá trong phát triển du lịch nhằm phát huy lợi thế du lịch từng vùng trong sự phát triển chung.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, chất lượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra.   

Hiệp hội Du lịch tỉnh Theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của đơn vị có trách nhiệm kêu gọi, liên kết, kết nối các hãng lữ hành, thực hiện công tác phát triển sản phẩm du lịch tháp Phú Diên và bãi tắm Phú Diên; tăng cường phối hợp trong công tác hỗ trợ quảng bá điểm đến./. 

Các tin khác
Xem tin theo ngày