Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 20.564
Bình chọn các sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành Tư pháp
Ngày cập nhật 28/12/2023

Thực hiện Quy chế bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2196/QĐ-BTP ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp tiến hành lấy ý kiến bình chọn đối với các sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành Tư pháp.

 

10 sự kiện được đưa ra bình chọn, bao gồm:

1. Bộ, ngành Tư pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

2. Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ

3. Bộ Tư pháp tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội và phát huy hiệu quả vai trò là cơ quan thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 -2025, tầm nhìn đến năm 2030

4. Lần đầu tiên thiết lập cơ chế phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên toàn quốc từ cơ quan điều tra cấp Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, công an cấp xã, hệ thống cơ sở giam giữ và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

5. Toàn Hệ thống Thi hành án dân sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đạt các chỉ tiêu thi hành án về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay

Từ đầu năm đến nay, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao, linh hoạt của Chính phủ, Bộ Tư pháp, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống thi hành án dân sự, đến nay kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đạt và vượt chỉ tiêu được Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp giao, kết quả thi hành xong về việc, về tiền đều tăng so với cùng kỳ năm 2022.

6. Lần đầu tiên Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn vị trí việc làm cho cơ quan tư pháp các cấp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BTP ngày 29/6/2023 quy định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp và Thông tư số 06/2023/TT-BTP ngày 18/9/2023 hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý quan trọng cho cơ quan tư pháp địa phương và các đơn vị thuộc Bộ trong việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt vị trí việc làm tạo tiền đề cho việc bố trí biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo… được bài bản, khoa học, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thành công Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV và Lễ tôn vinh 50 gương sáng pháp luật Việt Nam năm 2023, các hoạt động điểm nhấn hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11

8. Bộ Tư pháp tích cực, chủ động tham gia định hình các khuôn khổ hợp tác pháp luật và tư pháp trên bình diện đa phương, toàn cầu tạo cơ sở cho việc thúc đẩy hợp tác song phương

Lần đầu tiên trong lịch sử, hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Tư pháp ASEAN và Nhật Bản và Phiên họp giữa các Bộ trưởng Tư pháp ASEAN – G7 được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 7/2023, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – G7, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN – Nhật Bản. Sự kiện này đã gợi mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp các nước G7.

9. Lần đầu tiên Bộ Tư pháp tổ chức cấp giấy tờ hộ tịch điện tử, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo, Bộ Tư pháp đã thực hiện nâng cấp, bổ sung tính năng tạo lập bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử của Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, gửi cho Phần mềm dịch vụ công liên thông, thực hiện liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến đăng ký khai sinh (ĐKKS), đăng ký khai tử (ĐKKT) và triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam từ ngày 17/4/2023.

10.  Trường Đại học Luật Hà Nội hoàn thành kiểm định cơ sở đào tạo chu kỳ 3, kiểm định chất lượng 4 chương trình đào tạo luật bậc cử nhân, đồng chủ trì tổ chức các hội thảo định hướng chính sách có tầm ảnh hưởng và tính lan tỏa cao trong các cơ quan xây dựng chính sách pháp luật, tiếp tục khẳng định là cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp luật hàng đầu của cả nước

Trong năm 2023, Trường Đại học Luật Hà Nội đã hoàn thành công tác tự đánh giá và được kiểm định chất lượng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 3, là một trong số ít các cơ sở đào tạo được kiểm định và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học 3 chu kỳ liên tiếp. Đồng thời, Trường đã hoàn thành kiểm định và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 4 chương trình đào tạo chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo cán bộ pháp luật…

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày