Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 1.903
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Nhiều đề xuất quy định mới
Ngày cập nhật 15/12/2023

Mới đây, Tòa án nhân dân Tối cao đã công  bố dự thảo lần 5 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, trong đó, nhiều quy định được đề xuất sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:

 

Điều 95 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về tiêu chuẩn của Thẩm phán bao gồm:

-  Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

- Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 103 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về trách nhiệm của Thẩm phán gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp và Luật; kiên quyết bảo vệ công lý.

- Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử.

- Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Bảo  vệ quyền  và  lợi  ích  hợp  pháp  của  bị can,  bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật.

- Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp.

- Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán.

- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

- Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật.

- Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung quy định mới về giải quyết khiếu nại đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển Thẩm phán tại Điều 110. Theo đó, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét các khiếu nại liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán để đề nghị Chủ tịch nước quyết định theo quy định của pháp luật.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc điều động, biệt  phái, luân  chuyển Thẩm phán theo quy định của pháp luật.

Điều 104 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định những việc Thẩm phán không được làm bao gồm:

Một là những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

Hai là vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Đây là nội dung đề xuất bổ sung so với Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Ba là tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm  cho việc giải quyết  vụ án  hoặc  những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

Bốn là can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

Năm là đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

Sáu là tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định. Nội dung này đã bổ sung từ “bị can” so với Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Bảy là lạm dụng, lợi dụng quyền lực;  sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người  dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng. Đây là nội dung mới được đề xuất bổ sung so với quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Tám là truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực. Nội dung này được Tòa án nhân dân Tối cao đề xuất bổ sung so với Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Chín là không được làm Luật sư, công chứng  viên, thừa  phát  lại, trọng  tài viên, hòa  giải  viên, trợ giúp  viên pháp lý; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào Công ty luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm Trọng tài.

Đây cũng là một trong những đề xuất mới được bổ sung tại tại dự thảo lần 5 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày