Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 1.790
Một số kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023
Ngày cập nhật 15/12/2023

Để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 478/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng ngành, cơ quan, địa phương. Ban hành Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023 về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023. Theo đó, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Hội đồng) sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp đối với Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Cựu chiến binh tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy; kiểm tra về công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo 10% đơn vị cấp xã theo quy định tại Quyết định số 484/QĐ-BTP ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức triển khai công tác PBGDPL được xác định tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg, Kế hoạch số 478/KH-UBND, tập trung đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lấy người dân làm trung tâm. Quan tâm thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định của Luật PBGDPL, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương. cụ thể như: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai,... Ngoài ra, chú trọng các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành; quy định phục vụ cho công tác cải cách hành chính; chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; thông tin, phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Về nội dung, xây dựng kế hoạch và tổ chức thông tin, phổ biến đầy đủ quy định pháp luật đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chú trọng thực hiện truyền thông chính sách pháp luật ngay từ quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, bám sát các vấn đề nóng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội; các nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật. Về hình thức, bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống như Hội nghị, Hội thảo, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng việc xây dựng, vận hành Cổng/Trang Thông tin điện tử PBGDPL gắn với thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL; khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội… để PBGDPL. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phù hợp với đối tượng, địa bàn, mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Năm 2023, các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp 4.318 cuộc, với 282.044 lượt người tham dự; tổ chức, tham gia 48 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, với 110.938 lượt người dự thi; số tài liệu PBGDPL được phát hành 511.594 tài liệu pháp luật (tờ gấp, tờ rơi, sách, tạp chí, ấn phẩm pháp luật …); đăng tải hơn 3.785 tin, bài trên Trang Thông tin điện tử;… Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn củng cố, kiện toàn, rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 109 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 192 Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 1.702 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Công tác xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện theo Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật; tuyên truyền viên pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chú trọng tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023, đã tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật cho gần 650 đại biểu là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tập huấn viên cấp huyện, hòa giải viên ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng dân cư, với các nội dung liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật. Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 11 Hội nghị tập huấn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 1.000 lượt người là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã ban hành văn bản số116/HĐPH ngày 19/01/2023 về việc phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Kỳ họp bất thường lần thứ hai và triển khai một số nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật dịp Tết Quý Mão 2023; Công văn số 111/HĐPH ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh về  phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 và triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL. Tổ chức 02 Hội nghị phổ biến các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 4, kỳ họp bất thường lần thứ hai Quốc hội khóa XV, khoảng 240 đại biểu là đại diện Lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương; thành viên Hội đồng; Báo cáo viên pháp luật tham dự.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù được các ngành, các cấp triển khai theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành. Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh… phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, kết hợp với cấp phát tài liệu pháp luật (tờ gấp, tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số) để người dân nắm bắt các quy định pháp luật; thành lập các câu lạc bộ tư vấn pháp luật tại xã, thị trấn; xây dựng tủ sách pháp luật lưu động để phục vụ bà con ngư dân đi biển dài ngày… Công tác này được triển khai nghiêm túc, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân; tình hình an ninh nông thôn ở khu vực biên giới, vùng biển ổn định; Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023; giao Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan về Ngày Pháp luật Việt Nam bằng hình thức băng rôn và pano màn hình điện tử trên các tuyến đường phố chính tại địa bàn thành phố Huế (6 pano, 100 băng rôn). Các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng Ngày pháp luật với nhiều hoạt động thiết thực được triển khai; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế hưởng ứng với nhiều khẩu hiệu cổ động trực quan, sinh động.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường qua công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 475/KH-UBND ngày 26/12/2022 về  thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở năm 2023; Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; báo cáo số 361/BC-UBND ngày 09/8/2023 về tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 trên địa bàn tỉnh; tổ chức Hội thảo đánh giá, tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 20-22/9/2023 đã tổ chức đội thi tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV tại Nha Trang, kết quả đội thi đã đạt Giải Khuyến khích và Giải phụ Hòa giải viên có số tuổi cao nhất tại Cuộc thi.

Tổ chức 09 Hội nghi tập huấn nghiệp vụ về hòa giải ở cở sở tại các huyện, thị xã và thành phố với hơn 1.000 hòa giải viên ở cơ sở tham gia; biên soạn, phát hành tờ gấp pháp luật: “Quy định pháp luật về tư vấn và hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình”  với số lượng 20.000 tờ; iên soạn, đăng tải trên Trang Thông phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp 08 câu chuyện pháp luật về  các quyền khác đối với tài sản, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về phòng, chống bạo lực gia đình và về hôn nhân và gia đình.

Toàn tỉnh hiện có 1.118 Tổ hòa giải với 6.614 hòa giải viên tại các thôn, tổ dân phố. Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải trong năm 2023 là: 805 vụ, việc. Kết quả hòa giải thành là 612 vụ, việc; số vụ việc hòa giải không thành 163 vụ; số vụ việc chưa giải quyết xong 30 vụ, như vậy, kết quả hòa giải thành năm 2023 chỉ đạt 79% (tỉ lệ hòa giải thành năm 2023 giảm so với năm 2022 là 2,9%).

Ban hành Kế hoạch về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; các Công văn về việc hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023. Năm 2023, Sở Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tiến hành thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới đối với xã Bình Tiến - thị xã Hương Trà, xã Hương Thọ - thành phố Huế, xã Lộc Bình và Xuân Lộc - huyện Phú Lộc và thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đối với xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc; tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại các huyện, thị xã, thành phố với hơn 1.200 lượt đại biểu tham dự; 01 Hội nghị điểm về công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại thị trấn Sịa, huyện Phong Điền với hơn 80 đại biểu tham dự. Biên soạn và đăng tải 61 tình huống giải đáp pháp luật liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg) và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 136/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt tỷ lệ 96,5%).

Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư; đôn đốc, định hướng việc tổ chức thực hiện các Đề án và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW và Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL; tăng cường hoạt động phối hợp giữa cơ quan thường trực Hội đồng tỉnh với các thành viên Hội đồng để kịp thời phát hiện, tham mưu các giải pháp cho Hội đồng trong chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác PBGDPL; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.

Thứ bam, triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án về PBGDPL trên địa bàn tỉnh trong năm 2024, tăng cường truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật cấp phát đến đối tượng tuyên truyền; thường xuyên cập nhật, đăng tải các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên Cổng/Trang Thông tin điện tử để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên khai thác, sử dụng; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Thứ năm, tiếp tục đa dạng hóa hình thức PBGDPL, duy trì và nâng cao chất lượng các mô hình PBGDPL đã thực hiện tốt trong thời gian qua; chú trọng tuyên truyền, phổ biến thông qua mạng xã hội như facebook, zalo,...

Thứ sáu, tiếp tục tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Thứ bảy, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí trong công tác PBGDPL.

Thứ tám, chú trọng thông tin, phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Gắn công tác PBGDPL với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, vấn đề “nóng”, cần định hướng dư luận xã hội, thông tin về các chính sách trong các dự thảo luật trong quá trình soạn thảo để tạo đồng thuận xã hội./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày