Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.262
Chỉnh lý các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước
Ngày cập nhật 13/12/2023

Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 203/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023, trong đó có việc chỉnh lý, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước.

 

Chính phủ đánh giá cao Bộ Xây dựng trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Bộ Chính trị về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 36-KL/TW ngày 23 tháng 6 năm2022 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, hồ chứa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước như đề xuất của Bộ Xây dựng, bao gồm: (1) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; (2) Quản lý, vận hành và khai thác hệ thống cấp, thoát nước; (3) Bảo đảm nguồn lực phát triển cấp, thoát nước.
Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước với các yêu cầu sau:
- Tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật về cấp, thoát nước; làm rõ những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn để đề xuất các chính sách phù hợp, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về cấp, thoát nước; đánh giá tác động chính sách một cách khoa học, đầy đủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm khả thi và hiệu quả; tham khảo kinh nghiệm quốc tế và tiếp thu, vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; tổ chức hội thảo, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các cá nhân, tổ chức có liên quan để hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật; tăng cường công tác truyền thông về các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật; phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để tạo sự đồng thuận trong việc xem xét, thông qua Đề nghị xây dựng Luật này.
- Nội dung và giải pháp thực hiện chính sách phải thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động cấp nước sạch, thoát và xử lý nước thải.
- Tiếp tục rà soát, xác định rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Giá, Luật Phí và lệ phí, các luật khác có liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc quy định về quy hoạch cấp, thoát nước phải phù hợp với pháp luật về quy hoạch. Quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về cấp, thoát nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn nước sạch; cách thức quản lý phù hợp đối với công trình cấp nước phân tán, công trình cấp nước quy mô hộ gia đình; trách nhiệm quản lý nhà nước thống nhất của Chính phủ, trách nhiệm cụ thể của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan có liên quan; không quy định cụ thể về tổ chức bộ máy trong dự án Luật này. Nội dung chính sách về nguồn lực cần nghiên cứu để có cơ chế huy động các nguồn lực xã hội trong đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước và kiểm soát chất lượng nước sạch.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày