Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.270
Kết quả 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
Ngày cập nhật 13/12/2023

Thực hiện Công văn số 3851/BCA-V03 ngày 23/10/2023 của Bộ Công an về việc xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là Công ước) và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (gọi tắt là Nghị định thư), kết quả triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế  như sau:

 

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Công ước và Nghị định thư trên địa bàn tỉnh

Trên cơ sở nội dung của Công ước, Nghị định thư và Đề án “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 26/12/2018 về tăng cường các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 910/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 về việc thành lập Ban Chủ nhiệm Đề án “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Đề án 2); Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 27/4/2018 về thực hiện Đề án 2; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 13/4/2017 về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 30/6/2017 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Giao Công an tỉnh làm đầu mối tham mưu, triển khai thực hiện Đề án 2.

Căn cứ các quyết định, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 768/KH-BCNĐA2-PC02 ngày 06/3/2019 của Ban chủ nhiệm Đề án 2 về thực hiện Đề án “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia” giai đoạn 2019 - 2020; Kế hoạch số 558/KH-CAT-CSHS ngày 02/6/2021 về “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia” giai đoạn 2021 – 2025.

Hằng năm, các đơn vị, địa phương có liên quan đều tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, Đề án có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng ngừa với các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng thực trạng, dự báo   sát tình hình và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm đấu tranh, phòng, chống với các loại tội phạm này. Quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia.

2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước, Nghị định thư và pháp luật của Việt Nam có liên quan

- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước, Nghị định thư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ dân trí. Trong đó, tập trung vào các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; các quy định phòng ngừa mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán người; chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua dịch vụ Đô thị thông minh Thừa Thiên Huế (Hue-S), Cổng thông tin điện tử, ứng dụng Zalo, Facebook… để truyền tải các chính sách, quy định mới đến người dân, đặc biệt là người dân ở vùng núi, biên giới, giúp họ nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt kịp thời, thực hiện đúng quy định.

- Hằng năm, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước, Nghị định thư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thông qua việc triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, Chương trình đấu tranh phòng, chống tội phạm và Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Truyền thanh huyện, Trạm Truyền thanh cấp xã... thông qua các ứng dụng mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, góp phần đưa nội dung Công ước, Nghị định thư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đi vào cuộc sống, giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tố giác tội phạm, tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, mua bán người và đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3. Hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Việt Nam có liên quan đến thực thi có hiệu quả Công ước và Nghị định thư

Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành nghiên cứu, tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thực thi các nội dung Công ước và Nghị định thư do Quốc hội, Chính phủ và các ngành Trung ương ban hành, cụ thể như: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Điều ước quốc tế; Luật Dẫn độ; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam... góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với các quy định của Công ước và Nghị định thư.

4. Hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia theo nội dung Công ước và Nghị định thư

- Chỉ đạo xây dựng, triển khai các kế hoạch tăng cường hợp tác quốc tế theo kế hoạch, chương trình đề ra. Cùng với các sở, ngành liên quan, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã thiết lập quan hệ hợp tác với Công an 04 tỉnh: Sê Kong, Salavan, Chăm Pa Sắc, Sa Vẳn Na Khẹt (Lào). Đến nay, đã tổ chức ký kết 19 Biên bản làm việc hợp tác bảo đảm an ninh, trật tự và 02 Biên bản làm việc hợp tác phòng chống ma túy; thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình, trao đổi, xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến các vấn đề an ninh, trật tự, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; công tác quản lý đường biên giới, cửa khẩu, bảo vệ mốc quốc giới theo Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền đã ký kết giữa Chính phủ hai nước; hỗ trợ nước bạn xây dựng 06 trụ sở làm việc cho Công an các bản của Lào theo chỉ đạo của Bộ Công an với tổng trị giá trên 03 tỷ đồng, các trụ sở làm việc đưa vào sử dụng đều đảm bảo yêu cầu, chất lượng, phía Bạn đánh giá tốt và sử dụng đúng mục đích.

- Nhờ làm tốt hoạt động hợp tác quốc tế, nên thời gian qua trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ, việc nào liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia. Ngoài ra, Công an tỉnh đã có 29 yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự, cụ thể:

+ Ủy thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: 02 vụ (Mông Cổ: 01, Vương Quốc Anh: 01)

+ Ủy thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: 27 vụ (Lào: 08, Mỹ: 07, Úc: 02, Trung Quốc: 02, Isarel: 02, Camphuchia: 01, Nigeria: 01, hà Lan: 01, Hoa Kỳ: 01; Vương Quốc Anh: 01, Hungari: 01)./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày