Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.174
Một số kết quả đạt được triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023” trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 13/12/2023

Việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023” trên địa bàn tỉnh (Đề án) theo Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong điều kiện có nhiều khó khăn chi phối, nhất là tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp và nguy hiểm đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống Nhân dân. Với tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai bão lụt gây thiệt hại lớn về người và phương tiện. Hoạt động của các loại tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, vật liệu nổ, buôn lậu, gian lận thương mại trên biển với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; việc khai thác tiềm năng, nguồn lợi thủy sản trên biển có dấu hiệu quá mức, thiếu bền vững, gây ô nhiễm môi trường;… Để khắc phục và hạn chế những vấn đề nêu trên, đồng thời góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển của tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng đã được triển khai kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đến với Nhân dân. Trong 05 năm triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

 

Thực hiện Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”, ngày 26/11/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch triển khai Đề án của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa thành kế hoạch của mình và triển khai thực hiện. Đã thực hiện lồng ghép Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023” với thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021”.

Sau khi Luật Cảnh sát biển Việt Nam được ban hành và có hiệu lực thi hành, trên cơ sở các tài liệu, tuyên truyền pháp luật do cấp trên phát hành, các Sở, ngành, đơn vị, địa phương đã tiến hành biên soạn các Đề cương, chuyên đề liên quan đến Luật Cảnh sát biển Việt Nam để tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân (trong đó có đối tượng ngư dân) trên địa bàn tỉnh. Tổ chức biên soạn kịp thời, đầy đủ các tài liệu, tờ gấp pháp luật, sách tìm hiểu pháp luật, các tình huống pháp luật về Luật Cảnh sát biển và các lĩnh vực pháp luật liên quan.

Qua 05 năm triển khai thực hiện Đề án, đã tổ chức biên soạn, in ấn hơn 160 bộ đề cương tuyên truyền, hệ thống câu hỏi – đáp án về Luật Cảnh sát biển Việt Nam; phát hành hơn 50.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền; trang bị 155 tủ sách pháp luật, 20 tủ thuốc lắp đặt trên các tàu đánh bắt xa bờ, phục vụ cho ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển dài ngày; 12 tủ sách pháp luật, 1.214 đầu sách, 2.635 đĩa DVD tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại UBND các xã, phường, thị trấn, đồn biên phòng, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Biên soạn các tin, bài về pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật về thủy sản, hàng hải, xuất, nhập cảnh..., biên soạn hơn 30 tình huống pháp luật liên quan đến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, hơn 30 tình huống pháp luật về thủy sản; 25 tình huống pháp luật về xuất, nhập cảnh;... đăng tải trên Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Trang Thông tin điện tử Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh và Trang Thông tin điện tử của các Sở, ngành, đơn vị, địa phương. Thường xuyên, chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương duy trì thường xuyên 12 chuyên mục Quốc phòng toàn dân, 33 chuyên đề phát thanh trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh; 12 Trang Quốc phòng toàn dân trên báo Thừa Thiên Huế. Trong đó, liên quan đến công tác tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam, tuyên truyền biên giới, biển, đảo, công tác bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo có hơn 200 tin, bài, hơn 120 phóng sự đăng phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; hơn 70 phóng sự đăng phát trên Đài Truyền hình Quốc phòng Việt Nam; hơn 300 tin, bài đăng phát trên báo Quân khu 4, các báo thường trú trên địa bàn tỉnh.

  Ban hành Kế hoạch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Từ năm 2021 – 2023, đã tổ chức 27 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho gần 3.000 lượt người là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở, với các nội dung về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng hòa giải ở cơ sở; xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã, phường, thị trấn và các chuyên để pháp luật về hôn nhân và gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; cảnh sát biển Việt Nam; thủy sản; dân sự; hình sự;...

Tổ chức 15 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp của lực lượng vũ trang tỉnh. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Tổ chức 35 buổi học tập chính trị, pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ học tập Luật Cảnh sát biển Việt Nam theo chương trình giáo dục chính trị, pháp luật đảm bảo về nội dung, thời gian, quân số; tổ chức kiểm tra nhận thức đánh giá kết quả theo quy định. Trình độ nhận thức của cán bộ, chiến sĩ sau học tập, quán triệt Luật Cảnh sát biển Việt Nam được nâng lên. Các đơn vị đã chú trọng giáo dục chuyên sâu các nội dung kiến thức pháp luật, tổ chức giáo dục chính trị, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng theo đúng quy định. Phát động và triển khai thực hiện nghiêm túc Cuộc thi tìm hiểu về Luật Cảnh sát biển trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh với hơn 3.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Triển khai cho các đơn vị cơ sở làm báo tường với chủ đề: “Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”, thu hút được hơn 2.110 lượt cán bộ, đoàn viên, chiến sĩ.

Trong công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Sau khi Luật Cảnh sát biển Việt Nam được ban hành đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (Hội đồng) phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam với khoảng 120 đại biểu là đại diện Lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương; thành viên Hội đồng; Báo cáo viên pháp luật tham dự; chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực 4, Viện Kiểm sát Khu vực 42, các sở, ban, ngành các cấp của địa phương, Đoàn thanh niên và đơn vị kết nghĩa tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam thông qua nhiều hình thức phong phú đa dạng; Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các đơn vị lực lượng vũ trang và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thống nhất về hình thức, phương pháp và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam; các nội dung về biển, đảo và pháp luật liên quan trên địa bàn tránh chồng chéo; tổ chức mở 01 lớp tập huấn cấp tỉnh, hơn 10 Hội nghị tập huấn, 1.570 buổi tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển tại cơ sở thông qua nhiều hình thức, như: Diễn đàn, tọa đàm, các hoạt động văn hóa văn nghệ, tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh nội bộ của từng cơ quan, đơn vị,...cho hơn 46.240 lượt báo cáo viên pháp luật, tuyên tuyền viên pháp luật, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân của các xã ven biển.

Công tác tuyên truyền về Biển, đảo, biên giới; bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo Việt Nam, nhất là các vụ việc liên quan đến tình hình chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển Việt Nam, hoạt động của các cơ quan chức năng, đặc biệt là là công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trên biển Đông, trên hai Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa luôn được cập nhật, phổ biến, định hướng ở các cấp trong lực lượng vũ trang tỉnh và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, qua đó, giúp cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân địa bàn đóng quân luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để phát huy kịp thời, chính xác và hiệu quả trong truyền đạt thông tin như: cung cấp, gửi/nhận tài liệu tuyên truyền thông qua hệ thống Email, Zalo, các nền tảng chia sẻ dữ liệu trực tuyến; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trên Internet, mạng xã hội.

Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, rút kinh nghiệm: Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh, qua đó lồng ghép kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”. Theo đó, giao Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Đoàn Kiểm tra tại các Sở, ngành, địa phương. Từ năm 2019-2023 đã kiểm tra 15 đơn vị cấp sở, ngành và 10 lượt đơn vị cấp huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh còn gặp một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc: Công tác triển khai Đề án có nơi chưa đảm bảo tiến độ, nội dung triển khai chưa bao quát các lĩnh vực một cách chuyên sâu; công tác phối hợp triển khai Đề án giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được đầu tư, chú trọng, tuy nhiên chưa thật sự sinh động, thiếu các hình thức tương tác trực tiếp với người dùng; công tác thông tin, báo cáo triển khai Đề án một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc thiếu kịp thời.

Để tiếp tục triển khai Đề án có hiệu quả trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó tập trung tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh; chú trọng đối với Nhân dân vùng ven biển và bà con ngư dân.

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và triển khai Đề án nói riêng kịp thời, sát với yêu cầu thực tiễn.

- Phát huy vai trò của cấp uỷ các cơ quan, đơn vị, địa phương; Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ này.

- Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong triển khai thực hiện Đề án; nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp thực hiện các Chuyên trang trên Báo Thừa Thiên Huế, Chuyên mục trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT), Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng (VTV8) và Đài truyền thanh các huyện, thị xã trong thực hiện Đề án.

- Thường xuyên đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền; phát huy tác dụng của hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương, cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thực hiện Đề án.

- Tiếp tục đẩy mạnh lồng ghép việc thực hiện Đề án với triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày