Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 4.250
Kết quả thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” năm 2023
Ngày cập nhật 13/12/2023

Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (sau đây gọi tắt là Đề án 65). Theo đó, kết quả thực hiện Đề án 65 năm 2023 đã đạt được như sau:

 

1. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn

- Tổ chức 02 Hội nghị triển khai các Luật mới gồm: Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Mỗi hội nghị có 120 đại biểu là Lãnh đạo các cơ quan của tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, Phòng Tư pháp và các Phòng chức năng liên quan. 

-  Tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật cho 540 đại biểu là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tập huấn viên cấp huyện và đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng dân cư với các nội dung: Quy định của pháp luật trong thi hành tạm giữ, tạm giam; một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường; kỹ năng hòa giải ở cơ sở; Công ước phòng, chống tra tấn và quy định pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động và việc làm; quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại rượu, bia, thuốc lá; ...Theo đó, nội dung “Quy định của pháp luật trong thi hành tạm giữ, tạm giam; Công ước phòng, chống tra tấn và quy định pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động và việc làm” đã được báo cáo viên thực hiện tuyền truyền, phổ biến về phòng, chống tra tấn.

- Tổ chức 02 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho 160 đại biểu đối tượng đặc thù là phụ nữ; ngư dân và người dân ở vùng ven biển, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với các nội dung: Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; pháp luật về hôn nhân, gia đình; chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, nội dung “Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; pháp luật về hôn nhân, gia đình” đã được báo cáo viên thực hiện tuyền truyền, phổ biến về phòng, chống tra tấn.

2. Biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến

Biên soạn và cấp phát miễn phí cho cán bộ, nhân dân và đối tượng thụ hưởng Đề án 65: sách “ Quy định của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến phòng, chống tra tấn” (1.000 quyển);  Tờ gấp pháp luật: “Xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi cản trở hoạt động tố tụng” (15.000 tờ); “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trẻ em” (15.000 tờ); “Phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng” (15.000 tờ).

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Về hình thức, bên cạnh các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống như Hội nghị, Hội thảo, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng việc xây dựng, vận hành Cổng/Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với thực hiện chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phù hợp với đối tượng, địa bàn, mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Thông qua Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp và Chuyên Trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế, đã đăng tải nhiều nội dung tin, bài được cập nhật liên tục, thường xuyên, mang tính thời sự đáp ứng yêu cầu của người truy cập nhất là các vấn đề liên quan đến nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Đã thực hiện giải đáp Đăng tải lên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, Chuyên trang phổ biến giáo dục pháp luật 200 tình huống với các nội dung: Phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống tra tấn trong hoạt động tố tụng hình sự; hoạt động báo chí, công đoàn; trong lao động và thi hành tạm giữ, tạm giam; xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng; chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng.

- Đăng tải lên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, Chuyên trang phổ biến giáo dục pháp luật hơn 600 bài viết giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật mới, nghiên cứu - trao đổi, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương và địa phương. Các nội dung tin về giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật liên tục, thường xuyên, mang tính thời sự đáp ứng yêu cầu của người truy cập. Ngoài những nội dung tin tức, Trang thông tin điện tử của cơ quan thường trực Hội đồng luôn cập nhật các tài liệu liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: Tình huống, câu chuyện, tiểu phẩm giải đáp pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật,… nhằm hỗ trợ người làm công tác phổ hiến giáo dục pháp luật thực hiện tuyên truyền. Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến pháp luật được đông đảo người dân quan tâm đó là Fanpage “Pháp luật với Cuộc sống”, trung bình mỗi tuần đăng tải 01 nội dung thu hút nhiều lượt xem. Nhờ những lượt share trên Facebook, Fanpage đã có sự lan tỏa rộng; ngoài các nội dung đăng tải hàng tuần, đã đăng tải 04 Video Motion trên Fanpage Pháp luật với Cuộc sống tuyên truyền về Luật Cư trú năm 2020; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và tuyên truyền về công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp..... Một số bài viết trong tài liệu đã đề cập đến những nội dung cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tra tấn.

- Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó, cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và trật tự, an toàn giao thông đường bộ thiết thực cho đối tượng học sinh, sinh viên, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch số 910/KH-HĐPH về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” và Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau cuộc thi, tổ chức hội nghị tổng kết, công bố và trao giải cho các tập thể và cá nhân đạt giải. Các cuộc thi được tổ chức trong thời gian 20 ngày (từ 00 giờ 00 phút ngày 11/9/2023 đến 24 giờ 00 phút ngày 30/9/2023). Qua tổng hợp trên hệ thống phần mềm Cuộc thi, tính đến 00 giờ 00 phút ngày 30/9/2023, tổng số lượt đăng ký tham gia các Cuộc thi là 170.289 lượt dự thi/93.679 người dự thi, trong đó có 4.387 người trả lời đúng 10/10 câu hỏi trắc nghiệm; Cuộc thi đã thu hút hơn 204/212 đơn vị trường học từ cấp Trung học cơ sở đến Đại học trên toàn tỉnh tham gia (Khối Đại học, Cao đẳng: 20/24 đơn vị; khối THPT: 50/50 đơn vị; khối THCS: 125/128 đơn vị; khối GDNN-GDTX: 09/10 đơn vị). Số liệu cụ thể của từng Cuộc thi như sau: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học”: Tổng số lượt tham dự: 101.300 lượt/52.204 người; tổng số người trả lời đúng: 1.913 người. Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ”: Tổng số lượt tham dự: 68.989 lượt/41.475 người; tổng số người trả lời đúng: 2.474 người.

Cuộc thi nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú thu hút học sinh, sinh viên tham gia; cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học; pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thiết thực cho đối tượng học sinh, sinh viên, phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, giúp giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trở thành Cuộc thi thường niên đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật trong Nhân dân.

4. Tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn

Hoạt động tư vấn, hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật đã được chú trọng triển khai nhất là việc tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn. Tăng cường thông tin, truyền thông giới thiệu các nội dung liên quan về phòng, chống tra tấn; đưa vào các cuộc họp tổ dân phố, sinh hoạt câu lạc bộ; lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật theo chủ đề; với việc phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa ở cụm dân cư. Các nội dung tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn, cụ thể như: các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn; các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế; các quy định, chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành mới trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tra tấn; tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo; vô nhân đạo, hạ nhục con người….Do đó, việc tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn đã đáp ứng được nhu cầu của cán bộ và nhân dân.

5. Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở

- Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, đã lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống tra tấn gắn với việc triển khai vận động nhân dân đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào theo tôn giáo, khu kinh tế tập trung, khu dân cư phức tạp về an ninh trật tự tại địa bàn tỉnh nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cán bộ, nhân dân; vận động gia đình và nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an toàn về an ninh trật tự ở khu dân cư; phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; nâng cao ý thức cảnh giác phòng, chống am mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, cụ thể:

 Năm 2023, tổng số vụ việc Trung tâm trợ giúp pháp lý thụ lý và thực hiện là 601 vụ việc (Trong đó: tư vấn 21 vụ; đại diên ngoài tố tụng 02; tham gia tố tụng 444 vụ. Trong đó, số vụ việc kỳ trước chuyển qua là 223 vụ việc, thụ lý trong kỳ là 378 vụ việc); đã hoàn thành 467 vụ việc tham gia tố tụng, còn 134 vụ việc tiếp tục thực hiện.  

Bên cạnh hình thức truyền thông trực tiếp về cơ sở, hình thức truyền thông về trợ giúp pháp lý còn được thực hiện thông qua viết bài “Câu chuyện trợ giúp pháp lý” đăng trên Bản tin Tư pháp và Website của Sở Tư pháp; cấp phát tờ gấp, tờ rơi pháp luật tại các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Công tác tuyên truyền  phòng, chống tra tấn cũng được lồng ghép với hoạt động hòa giải ở cơ sở. Thông qua đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp, phổ biến, tư vấn pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tra tấn của cán bộ và nhân dân.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 1.118 Tổ hòa giải với 6.614 hòa giải viên tại các thôn, tổ dân phố. Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải trong năm 2023 là: 805 vụ, việc. Kết quả hòa giải thành là 612 vụ, việc; số vụ việc hòa giải không thành 163 vụ; số vụ việc chưa giải quyết xong 30 vụ, như vậy, kết quả hòa giải thành năm 2023 chỉ đạt 79% (tỉ lệ hòa giải thành năm 2023 có giảm so với năm 2022 là 2,9%). Bên cạnh các địa phương có tỉ lệ hoà giải thành cao như: Huyện Phong Điền (91,2%), huyện Nam Đông (93,3%), huyện Quảng Điền và huyện Phú Lộc (83,9%), thị xã Hương Thủy (81,6%); cũng còn một số địa phương có tỉ lệ hòa giải thành thấp như: huyện A Lưới (70,8%), thành phố Huế (56,8%),...

Tổ chức Đoàn tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Kết quả, đội thi tỉnh Thừa Thiên Huế đạt giải Khuyến khích cùng giải phụ dành cho Hòa giải viên cao tuổi nhất; tổ chức Hội thảo tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 nhằm đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở tại địa phương. Đồng thời tổ chức trao bằng khen cho 15 tập thể và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Phát hành tờ gấp pháp luật: “Quy định pháp luật về tư vấn và hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình”  với số lượng 20.000 tờ; đăng tải 08 câu chuyện pháp luật về các quyền khác đối với tài sản, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về phòng, chống bạo lực gia đình và về hôn nhân và gia đình. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải, người có uy tín ở cộng đồng dân cư; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên. Chủ động phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là liên quan đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, mâu thuẫn gia đình…

6. Hoạt động tổ chức thực hiện Đề án 65 tại các huyện, thị xã, thành phố Huế

Các huyện, thị xã, thành phố Huế đều ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 65 tại địa phương. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên các hoạt động tổ chức thực hiện Đề án được tiến hành lồng ghép với các công tác khác tại địa phương, như: công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, …Thông qua các hoạt động, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đã cơ bản được thông tin về mục đích, yêu cầu triển khai thực hiện Đề án; nắm bắt được những nội dung pháp luật cần thiết, phù hợp, từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày