Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 4.243
Một số kết quả phát triển thị trường lao động; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức đối với công tác phát triển nguồn nhân lực năm 2023
Ngày cập nhật 13/12/2023

Thực hiện Kế hoạch số 488/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023. Theo đó, kết quả phát triển thị trường lao động, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức đối với công tác phát triển nguồn nhân lực năm 2023 đạt được cụ thể như sau:

 

1. Phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động và giải quyết việc làm

-  Sở lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tập trung đẩy mạnh, triển khai đồng bộ công tác thông tin, tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp: Thông tin, tuyên truyền trên đài phát thanh TRT qua sóng FM, thông qua tờ rơi, tờ gấp, qua các Hội nghị, qua trang thông tin điện tử của Sở, qua Facebook và qua website vieclamhue.vn.

- Đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện chức năng thu thập, phân tích, dự báo, cung ứng thông tin thị trường lao động, tư vấn kết nối cung - cầu lao động, đào tạo, giới thiệu việc làm, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Tổ chức vận hành, kết nối với sàn giao dịch việc làm trên môi trường mạng, duy trì các Sàn giao dịch việc làm online vào ngày 5 và 20 hàng tháng, trên nền tảng sàn giao dịch việc làm online vieclamhue.vn. Phối hợp tổ chức có hiệu quả Ngày hội việc làm  tại các Trường cao đẳng, đại học và các địa phương (phối hợp với các trường cao đẳng để triển khai công tác tuyền thông và tổ chức Ngày hội việc làm tại trường; phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương tổ chức Ngày hội việc làm tại thị xã tại cơ sở); tổ chức thành công Ngày hội Việc làm - Tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp lần thứ I - Năm 2023.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khai thác, chia sẻ dữ liệu nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.Chỉ đạo tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số được quan tâm đầu tư, mua sắm; các phần mềm, ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành và dạy học được triển khai áp dụng hiệu quả vào công tác quản lý, giảng dạy.

- Tổ chức triển khai Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 25/4/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào các nhóm giải pháp: Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương pháp dạy và học; Chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường; Huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp và Nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại. Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tỉnh làm đầu mối, liên thông tích hợp cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực các ngành, lĩnh vực, địa phương tạo thuận lợi cho công tác quản lý, phân tích, thống kê, dự báo về nguồn nhân lực từ cấp tỉnh đến cơ sở giúp quy hoạch, định hướng, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề cao, góp phần tạo sự đột phá về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nguồn nhân lực.

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030". Triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử và liên thông toàn ngành giáo dục; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng thường xuyên; triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tuyển sinh đầu cấp học (công tác đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 6 Nguyễn Tri Phương, lớp 10 và lớp 12 được thực hiện hoàn toàn trực tuyến); Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ quản lý điện tử; tích hợp với trang tin điện tử của nhà trường trên môi trường mạng ở tất cả các cấp học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

- Xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác đã được thực hiện tốt.

- Thường xuyên triển khai lồng ghép các hoạt động để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Việc quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trực tuyến, đã thực hiện trên môi trường mạng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có nhiều chuyển biến tích cực.Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá.

3. Truyền thông nâng cao nhận thức đối với công tác phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong xu thế tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, triển khai nội dung Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 488/CT-UBND của UBND tỉnh và Đề án phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Triển khai Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 28/02/2023 truyền thông về giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung sau:

+ Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và giải quyết việc làm góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

+ Đào tạo nghề nghiệp thường xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, người yếu thế.

+ Đào tạo nghề gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và thị trường lao động.

+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực công nghệ thông tin, chương trình đào tạo theo khu vực và quốc tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Các mô hình đào tạo mới, hiệu quả: Mô hình 9+, Mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Hoạt động cải cách hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động khác liên quan.

+ Quá trình chuyển đổi số của giáo dục nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như: chương trình, phương pháp dạy và học; kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hình thức và phương pháp tuyển sinh, thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục nghề nghiệp; rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân luồng và định hướng giáo dục nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; nghiên cứu và ứng dụng khoa học; xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, nhu cầu xã hội, gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

- Tổ chức thành công Ngày hội Việc làm - Tư vấn tuyển sinh với sự tham gia của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Tổ chức truyền thông nhằm phát triển những kỹ năng cần thiết cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thông qua việc triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2030”; thực hiện Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2027.

- Thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình hành động và Kế hoạch triển khai về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của UBND tỉnh đối với người dân, doanh nghiệp và xã hội hiểu rõ về mục đích phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cùng với các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao ngành giáo dục.

- Tổ chức Hội nghị triển khai, giới thiệu văn bản pháp luật mới ban hành cho cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương, cơ quan Trung ương tại địa bàn, trong đó có việc lồng ghép chủ trương, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tại địa bàn tỉnh.

- Triển khai Kế hoạch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023; Chương trình nâng cao nhận thức, kỹ năng số trong người dân và toàn xã hội, phổ cập nền tảng số phát triển xã hội số, kinh tế số; Thực hiện đăng tải nội dung tin bài tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, thông tin về chuyển đổi số cho người dân và toàn xã hội trên Báo Thừa Thiên Huế; Xây dựng nội dung đăng tải trên Cổng thông tin Chuyển đổi số tỉnh và hệ thống Thông tin nguồn cấp tỉnh./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày