Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 4.298
Các nhiệm vụ và giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
Ngày cập nhật 01/12/2023

Ngày 21 tháng 11 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 384 /KH-UBND về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

 

Theo đó, các nhiệm vụ và giải pháp nhằm triển khai Kế hoạch có hiệu quả, cụ thể như sau:

1. Nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

- Xây dựng kế hoạch học tập, quán triệt Kế hoạch số 135-KH/TU ngày 5/9/2023 của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức, sự đồng thuận cao trong xã hội. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.

- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 135-KH/TU ngày 5/9/2023 của Tỉnh ủy với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể; đồng thời, lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch số 135-KH/TU ngày 5/9/2023 của Tỉnh ủy vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương và của các cơ quan, ban, ngành để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh chú trọng giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học; chủ động tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả.

2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Hoàn thiện hệ thống thiết chế và tăng cường công tác quản lý nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học.

- Rà soát, hoàn thiện Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030; Đề án Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia liên quan đến công nghệ sinh học.

- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; thu hút các trường đại học, bệnh viện đầu ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, bảo đảm an toàn sinh học để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Xây dựng, triển khai các kế hoạch khoa học và công nghệ về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, đảm bảo an toàn trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Đăng ký thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách mới, trong đó có các cơ chế, chính sách vượt trội để tạo đột phá phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế.

3. Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và y tế; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng

a) Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản của tỉnh, cụ thể:

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào để tạo ra các loại giống cây trồng nông nghiệp có đặc tính ưu việt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng chống chịu với điều kiện biến đổi khí hậu và phù hợp thổ nhưỡng của tỉnh, nhất là các giống cây quý, hiếm, chủ lực của tỉnh có khả năng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

+ Tập trung nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về sinh sản gia súc, gia cầm, đặc biệt là công nghệ sản xuất, bảo quản tinh đông lạnh, công nghệ gây động dục chủ động hàng loạt và phương pháp thụ tinh nhân tạo để lai tạo ra các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường; sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi;

+ Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong canh tác các giống cây trồng, cây lâm nghiệp, nấm, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao; áp dụng rộng rãi các quy trình sản xuất an toàn sinh học.

+ Nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, cung cấp giống thủy, hải sản có chất lượng cao, kháng bệnh tốt phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực nghiệm các phương pháp sinh sản nhân tạo và đưa vào sản xuất đại trà khi có điều kiện đối với một số loại thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu.

- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, phát triển KIT chẩn đoán nhanh và phát hiện nhanh các bệnh dịch nguy hiểm trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất như phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều hòa sinh trưởng, xử lý các phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xử lý môi trường nuôi, chế biến thức ăn thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, cải tạo đất.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường; giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sản xuất nhiên liệu, vật liệu sinh học thân thiện môi trường, phát huy tiềm năng kinh tế biển, đầm phá.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; xây dựng thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm; khai thác, sử dụng hiệu quả các nghiên cứu công nghệ sinh học có giá trị, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học.

c) Lĩnh vực bảo quản và chế biến nông, lâm và thủy sản

Tăng cường đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm và thủy sản chủ lực của tỉnh, cụ thể:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào trong quá trình bảo quản, sơ chế thủy sản trên tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng của thủy sản khai thác;

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia, các chất màu tự nhiên để bảo quản và chế biến nông, thủy sản;

- Nghiên cứu tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ biển như tảo biển, rong biển làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống; phục vụ cho bảo quản và nâng cao chất lượng các sản phẩm khai thác từ biển;

- Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các thành tựu mới của công nghệ sinh học vào trong các khâu bảo quản, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Hình thành, phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến;

- Chuyển giao các quy trình công nghệ, thiết bị lên men vi sinh để sản xuất, chế biến thực phẩm,... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

d) Lĩnh vực y dược và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh nhằm hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh.

- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại phát triển các bộ KIT trong chẩn đoán, phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh và các độc tố nhằm chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm liên quan để bảo đảm sức khoẻ cho người dân.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển một số vùng dược liệu; chuyển giao và nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi cấy mô, thu nhận hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây dược liệu nhằm bảo tồn, phát triển, phục vụ nhu cầu sức khỏe cộng đồng.

- Ứng dụng công nghệ sinh học tạo các protein, vật liệu mới kháng vi sinh vật gây bệnh hỗ trợ điều trị trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình, tim mạch…, giảm thiểu sự hình thành cộng đồng vi sinh vật kháng kháng sinh.

4. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

a) Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học chất lượng cao cho tỉnh và cả nước với hạt nhân Đại học Huế và một số cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn cấp vùng và quốc gia. Đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu mạnh hoạt động có hiệu quả, có sản phẩm nghiên cứu chất lượng, có khả năng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, công bố trên các tạp chí uy tín của quốc tế. Phấn đấu mỗi nhóm nghiên cứu mạnh gắn với 01-02 chương trình quốc gia, cấp bộ hoặc chương trình dự án hợp tác quốc tế.

- Hỗ trợ các nhà khoa học nâng cao trình độ thông qua tham gia các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu các cấp, trao đổi liên kết với nước ngoài. Hỗ trợ mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các Trung tâm Khoa học và Công nghệ, ứng dụng chuyển giao Khoa học và Công nghệ.

- Chủ động phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Kết hợp hài hòa giữa sử dụng cán bộ khoa học tại chỗ với chuyên gia đầu ngành của Trung ương và nước ngoài.

- Đổi mới phương pháp dạy và học tập hiệu quả trong các trường phổ thông, trong đó có môn sinh học; đầu tư, tăng cường tiềm lực trang thiết bị, phòng thí nghiệm sinh học ở các trường trung học phổ thông phục vụ học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh;

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ sinh học, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ sinh học trong và ngoài tỉnh. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn, bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

- Đầu tư cho các nghiên cứu mạo hiểm, đột phá, các nhóm nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

b) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Hoàn chỉnh Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt; từng bước hình thành và hoàn chỉnh hạ tầng thiết chế Khu Công nghệ cao; chuẩn bị nguồn nhân lực để quản lý, vận hành, đưa Khu Công nghệ cao sớm đi vào hoạt động.

- Thành lập Trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia khu vực miền Trung trên cơ sở sáp nhập Viện công nghệ sinh học (Đại học Huế) và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế (Sở Y tế).

- Đầu tư xây dựng 01 phòng thí nghiệm hoạt chất sinh học và công nghệ hóa sinh thuộc Trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia khu vực miền Trung.

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cho phòng kiểm nghiệm thuộc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, trong đó ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, các bộ KIT sinh học trong chẩn đoán, phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm, bảo vệ thực vật và các độc tố nhằm kiểm soát về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phục vụ công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh nhằm hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh.

- Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh. Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, thực hiện nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa 02 phòng thí nghiệm trọng điểm hiện có để đáp ứng các yêu cầu phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến thuộc các trường đại học trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành và sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả các thiết chế: Khu Y tế công nghệ cao, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu Nuôi trồng thủy sản thâm canh công nghệ cao, Trung tâm OCOP miền Trung tại Huế… hướng đến việc kết hợp, triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học biển, bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, đào tạo nhân lực, ươm tạo doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.

- Tổ chức thường xuyên và có hiệu quả các hoạt động, như: Hội chợ, triển lãm, kết nối cung - cầu, giới thiệu kết quả nghiên cứu, công nghệ mới về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực, v.v...

- Đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Tăng cường xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường để đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học. Phấn đấu đến năm 2030, tăng tối thiểu 20% số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học vào công nghiệp sinh học.

5. Hợp tác quốc tế

- Tăng cường liên kết hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước trong nghiên cứu đào tạo, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực tại địa phương. Chú trọng hợp tác với các nước có nền công nghiệp sinh học phát triển như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Israel, ….

- Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, đặc biệt là các dự án đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp tại tỉnh./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày