Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 4.377
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
Ngày cập nhật 01/12/2023

Ngày 05 tháng 9 năm 2023, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 135-KH/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

 

Theo đó, Kế hoạch triển khai các nội dung cụ thể sau:

1. Nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

- Các cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch học tập, quán triệt Nghị quyết 36-NQ/TW, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức, sự đồng thuận cao trong xã hội. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.

- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể; đồng thời, lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương và của các cơ quan, ban, ngành để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh chú trọng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu những thành quả, thành tựu công nghệ sinh học; chủ động tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả.

2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của Trung ương ban hành.

- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; thu hút các trường đại học, bệnh viện đầu ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, bảo đảm an toàn sinh học để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nghiên cứu có chính sách vượt trội để huy động nguồn lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao, quy mô lớn trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, dược, bảo tồn gen, môi trường, quốc phòng, an ninh; tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước, khuyến khích thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học; có chính sách ưu tiên đầu tư kinh phí từ ngân sách đối với vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, miền núi, biên giới để tận dụng tiềm năng phát triển công nghệ sinh học của vùng.

- Xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm công nghệ sinh học.

- Nghiên cứu thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách mới, trong đó có các chính sách vượt trội để tạo đột phá phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế.

- Xây dựng, triển khai các kế hoạch khoa học và công nghệ về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, đảm bảo an toàn trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

3. Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; các vắc xin và chế phẩm sinh học phòng bệnh cho vật nuôi, cây trồng, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm, mới phát sinh, tạo ra các sản phẩm sinh học cải tạo đất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, hiệu quả, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý, hiếm. Phát triển, ứng dụng, hiện đại hoá công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến các sản phẩm an toàn, hiệu quả, có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh.

- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực y tế phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ gen, sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường; giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sản xuất nhiên liệu, vật liệu sinh học thân thiện môi trường, phát huy tiềm năng kinh tế biển, đầm phá.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; xây dựng thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm; khai thác, sử dụng hiệu quả các nghiên cứu công nghệ sinh học có giá trị, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học.

- Chủ động ứng phó tình huống khủng bố bằng tác nhân sinh học, chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học; xử lý chất độc hoá học; bảo đảm an ninh sinh học trong nghiên cứu, sản xuất, làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

4. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp sinh học, lấy doanh nghiệp là chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp sinh học. Phấn đấu đến năm 2030, tăng tối thiểu 20% số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học vào công nghiệp sinh học.

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ sinh học, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ sinh học. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn, bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

- Xây dựng đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực công nghệ sinh học; trong đó ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học mà tỉnh có lợi thế.

- Đầu tư xây dựng 01 phòng thí nghiệm hoạt chất sinh học và công nghệ hóa sinh thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia khu vực miền Trung để xây dựng, phát triển Trung tâm có đủ cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, đủ khả năng tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ nền của công nghệ sinh học.

- Tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cho phòng kiểm nghiệm thuộc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong đó ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, các bộ KIT sinh học trong chẩn đoán, phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm, bảo vệ thực vật và các độc tố nhằm kiểm soát về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phục vụ công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh, nhằm hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh.

- Tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh; đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, thực hiện nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.

- Đảng ủy Đại học Huế quan tâm chỉ đạo đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa một số phòng thí nghiệm trọng điểm hiện có thuộc các trường đại học trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến phục vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học.

- Hỗ trợ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học - công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ đạt trình độ khu vực và quốc tế.

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan đến công nghệ sinh học mà Việt Nam tham gia.

- Tăng cường tham gia các kế hoạch hợp tác song phương và đa phương với các nước có nền công nghệ sinh học phát triển.

- Chú trọng nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học với các tổ chức, cá nhân, viện nghiên cứu, trường đại học nước ngoài./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày