Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 7.559
Nhiệm vụ và giải pháp nhằm tuyên truyền Kết luận của Bộ Chính trị “Về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”
Ngày cập nhật 13/10/2023

Nhằm triển khai tích cực Kết luận 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”; qua đó góp phần tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp nâng cao tiềm lực đất nước, vị thế và uy tín Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, làm thất bại âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp sau:

 

Về nâng cao nhận thức, hiệu quả quản lý, phối hợp

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận, hội thảo, tọa đàm khoa học, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác TTĐN, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong triển khai công tác TTĐN.

Về nâng cao nhận thức, hiệu quả quản lý, phối hợp

Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng về công tác TTĐN. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận, hội thảo, tọa đàm khoa học, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác TTĐN, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong triển khai công tác TTĐN.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là tại lực lượng chủ lực, chủ công, các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ làm công tác TTĐN. Việc triển khai công tác TTĐN phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, phù hợp với quan hệ Việt Nam và các nước, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế.

Chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong bảo vệ, nâng cao hình ảnh quốc gia, dân tộc cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ. Phát huy vai trò của các tổ chức hữu nghị Nhân dân, hội đoàn ở nước ngoài, người có uy tín và có ảnh hưởng tích cực trong xã hội. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho công tác TTĐN.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; nâng cao trách nhiệm của lực lượng chủ công triển khai công tác TTĐN, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Phát huy đầy đủ, kịp thời vai trò chỉ đạo, định hướng, phối hợp của Ban Chỉ đạo Công tác TTĐN Trung ương. Phân công cụ thể nhiệm vụ và có cơ chế hỗ trợ lẫn nhau giữa các lực lượng tham gia công tác TTĐN. Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức và phối hợp triển khai TTĐN giữa các lực lượng TTĐN trong và ngoài nước.

Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đơn vị mình xây dựng cơ chế phát ngôn phù hợp, kịp thời cung cấp thông tin chính thống đến truyền thông báo chí, nhất là liên quan đến các sự việc nhạy cảm, phức tạp.

Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật; tiếp tục hoàn thiện, cơ chế, chính sách có liên quan; khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phân công trách nhiệm, phối hợp, trao đổi thông tin, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác TTĐN. Chú trọng hoạt động nhiên cứu, phân tích, dự báo tình hình; thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu về nhu cầu, xu hướng của công chúng trong và ngoài nước, nhận thức và thái độ của cộng đồng quốc tế để có biện pháp triển khai TTĐN phù hợp, đảm bảo “đúng”“trúng”, nâng cao hiệu quả nhiệm vụ.       

6.2. Về nội dung TTĐN

Tập trung giới thiệu, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế các nhóm nội dung sau: (i) Lịch sử, truyền thống, hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, các giá trị, tư tưởng cao đẹp, tinh thần của dân tộc Việt Nam như tương thân, tương ái, đoàn kết, trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý, yêu chuộng hòa bình; (ii) Thành tựu của công cuộc đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ; (iii) Chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, đặc biệt là những trọng tâm, điểm mới trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; (iv) Công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ. (v) Thành tựu trong công tác bảo đảm quyền con người tại Việt Nam; (vi) Chủ trương, lập trường quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực, chia sẻ tiếng nói về những vấn đề mang tính thời đại, nhận thức chung của cộng đồng quốc tế; đóng góp thiết thực và trách nhiệm của Việt Nam vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức chung, duy trì và củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới; đồng thời, thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn và lập trường đối ngoại tích cực đối với những vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi, mang tầm chiến lược của Việt Nam.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền những đóng góp của Việt Nam vào kho tàng tri thức nhân loại, nhất là sáng tạo mới về lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Tăng cường thông tin về tiềm năng phát triển và hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế bao trùm và chuyển đổi số kinh tế của Việt Nam...

Tăng cường tuyên truyền, tôn vinh, giới thiệu giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân Việt Nam được thế giới vinh danh, lồng ghép phù hợp trong các sự kiện đối ngoại trong và ngoài nước, chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật....

Thông tin về tình hình quốc tế, tri thức tiên tiến, tinh hoa văn hóa, các giá trị tiến bộ mang tính phổ quát của nhân loại, kinh nghiệm quốc tế... một cách có chọn lọc, đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước, làm phong phú kho tàng tri thức, văn hóa Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp xúc, giao lưu hợp tác, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.

Nội dung TTĐN liên quan đến các vấn đề quốc tế và khu vực, vai trò của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu cần bảo đảm đúng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Khắc phục triệt để tình trạng báo chí, mạng xã hội đưa tin phiến diện, gây kích động dư luận ở trong nước; khai thác thông tin thiếu kiểm chứng về các vấn đề quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, làm phương hại đến quan hệ đối ngoại cũng như các lợi ích của Việt Nam.

6.3. Về phương thức

Tích cực đổi mới công tác TTĐN theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, sát thực tiễn, phù hợp với nhu cầu trao đổi, tiếp cận thông tin của các đối tượng khác nhau. Triển khai toàn diện, phối hợp hài hòa, linh hoạt công tác TTĐN trên các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân. Tiếp tục tăng cường sử dụng các ngôn ngữ quốc tế phổ biến (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha...), mở rộng ngôn ngữ dân tộc (Khmer, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Chăm, Mông, Thái...)

Tranh thủ các cá nhân, tổ chức nước ngoài, chủ động xây dựng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam. Phát huy tối đa vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, văn phòng thường trú báo chí Việt Nam ở nước ngoài, các hội đoàn, cá nhân uy tín, phóng viên và kênh truyền thông tích cực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong truyền tải thông tin tới bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần ưu tiên, coi trọng công tác TTĐN, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong nước theo dõi nắm bắt tình hình dư luận quốc tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kịp thời làm rõ, phản bác những thông tin không chính xác, sai sự thật về Việt Nam. Quan tâm đến những người đã từng có thành kiến, chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam nhưng nay ủng hộ Việt Nam, nhất là những người có ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống để tranh thủ tiếng nói khách quan, đóng góp hiệu quả vào công tác TTĐN.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số; phát huy hiệu quả, lợi thế, sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thông mới trong triển khai công tác TTĐN. Đa dạng hóa và lồng ghép TTĐN trong các hoạt động tuyên truyền, báo chí, xuất bản, du lịch, các hoạt động quốc tế tổ chức tại Việt Nam, các hoạt động của Việt Nam tổ chức ở các nước, hoạt động của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài...

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa để quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin - văn hóa của Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ, địa bàn trọng điểm trên thế giới.

6.4. Về nâng cao hiệu quả đấu tranh, phản bác thông tin xuyên tạc, xấu độc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tiếp nhận thông tin một cách chủ động và từ nguồn tin chính thống, tránh thiên lệch, một chiều. Tuyệt đối không khai thác tin chưa kiểm chứng, sai lệch, phản ánh không đúng đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng TTĐN; xây dựng mặt trận thông tin, tuyên truyền thống nhất, toàn diện, bài bản, hiệu quả, hài hòa giữa tuyên truyền trong nước và truyền thông quốc tế, phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng địa phương, khu vực, quốc gia, tránh để mất mặt trận dư luận, nhất là trong những tình huống xảy ra khủng hoảng truyền thông.

Đẩy mạnh đấu tranh phản bác thông tin sai trái, tiêu cực phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc, quá trình phát triển đất nước và vai trò lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết khắc phục tình trạng các báo trong nước, nhất là báo điện tử, đăng tải thông tin tạo nguồn cho truyền thông quốc tế đưa tin sai lệch, tiêu cực về Việt Nam. Phát huy vai trò tích cực của đội ngũ những nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả, người nổi tiếng, nhân vật có uy tín... trong công tác định hướng dư luận, nhất là về các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, đột xuất; khai thác, sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu của ta.

Nâng cao hiệu quả công tác dự báo, đưa ra các kịch bản, tình huống có thể xảy ra trước các sự kiện lớn trong nước và quốc tế, bảo đảm thế chủ động trên mặt trận truyền thông. Theo sát thông tin dư luận trong và ngoài nước, chủ động, kịp thời cung cấp thông tin và định hướng dư luận về các vấn đề được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế quan tâm; làm rõ những nội dung phản ánh chưa chính xác, chưa đầy đủ, sai sự thật. Đấu tranh phản bác kịp thời, có hiệu quả những thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động, trái với đường lối, quan điểm của Đảng.

6.5. Về nguồn lực

Tăng cường nguồn lực Nhà nước, khuyến khích, động viên các nguồn lực xã hội cho công tác TTĐN, nhất là nguồn lực dành cho hoạt động của lực lượng chủ công, chủ lực, các cơ quan trực tiếp triển khai nhiệm vụ TTĐN. Xây dựng kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại bằng tiếng nước ngoài ngang tầm khu vực và thế giới; tạo điều kiện cho hoạt động của các cơ quan báo chí thường trú ở nước ngoài. Củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống cụm TTĐN ở cửa khẩu, biên giới. Phát triển các cơ sở văn hóa, du lịch tại các địa bàn chiến lược.

Xây dựng đội ngũ những người làm TTĐN chuyên trách có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Có cơ chế thu hút và đãi ngộ nhân tài trong công tác TTĐN, bao gồm cả người nước ngoài; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, thông tin, nâng cao kỹ năng; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành TTĐN tại các cơ sở đào tạo trọng điểm; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về TTĐN. Quan tâm xây dựng lực lượng phản ứng nhanh trên không gian mạng và truyền thông quốc tế. Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến TTĐN.

Bồi dưỡng, huy động sự tham gia của giới doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia, học giả, văn nghệ sỹ, người có ảnh hưởng trong xã hội, thế hệ trẻ, phóng viên trong nước và quốc tế... tham gia công tác TTĐN. Trong đó, chú trọng phát huy sự năng động, sáng tạo, đổi mới, tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam./. 

Các tin khác
Xem tin theo ngày