Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 7.555
Các giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 13/10/2023

Ngày 12 tháng 9 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 306 /KH-UBND về thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra các giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030, cụ thể như sau:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác cụ thể hàng năm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; nhất là kiểm tra, giám sát tại các cơ quan, đơn vị, trường học và cơ sở. Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, trường học, địa bàn dân cư xây dựng kế hoạch hành động với các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng cơ quan, đơn vị, cộng đồng văn hóa và xây dựng môi trường lành mạnh không khói thuốc; thực thi nghiêm quy định cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc, học tập và nơi công cộng.

- Chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ thị trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc lá.

- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động và xây dựng các mô hình “Không khói thuốc lá”.

2. Tăng cường và đổi mới hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng giai đoạn; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá với các hình thức đa dạng, phù hợp đặc điểm từng vùng, miền, từng nhóm đối tượng; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Cập nhật thường xuyên tài liệu, thông tin về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá, môi trường sống không có khói thuốc lá; chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá cho giáo viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục; xây dựng tài liệu giáo dục và tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với các cấp học, bậc học.

- Phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cộng đồng trong việc vận động, hướng dẫn người dân nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Tổ chức triển khai thí điểm các mô hình “Không khói thuốc lá”; trên cơ sở đó đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hiệu quả. Xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá theo Thông tư số 11/2023/TT-BYT ngày 11/5/2023 của Bộ Y tế quy định về việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá và Xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá.

3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Tăng cường lực lượng, xây dựng cơ chế, kế hoạch phối hợp liên ngành; giữa trung ương và địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá từ trung ương đến địa phương; thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành theo chuyên đề về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo phân cấp;

- Tăng cường sử dụng giải pháp về công nghệ thông tin, các mạng xã hội trong giám sát việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống giám sát về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghiên cứu về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới đối với sức khỏe của người tiêu dùng; các giải pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá hiệu quả; các giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá hiệu quả;

- Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá của địa phương; cập nhật các tài liệu hướng dẫn trong việc nghiên cứu, đánh giá phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhất là các nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng chính sách, đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Tăng cường phổ biến, chia sẻ thông tin, số liệu về phòng, chống tác hại của thuốc lá giữa các Bộ, ngành, địa phương, bảo đảm các thông tin về phòng, chống tác hại của thuốc lá đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận.

5. Kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới về phòng, chống tác hại của thuốc lá

 - Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá tại trung ương và tại các tỉnh, thành phố; xây dựng, ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương để bảo đảm triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm, phân công trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban chỉ đạo; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và người tham gia hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia, giám sát thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Xây dựng, ban hành chế độ, chính sách phù hợp để khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

6. Hợp tác quốc tế

- Chủ động, tích cực hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá; tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chính phủ, tổ chức quốc tế cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Đẩy mạnh hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới, các tổ chức quốc tế và các nước trong nghiên cứu, đánh giá, xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của thuốc lá; trong việc thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; phối hợp với các nước trong khu vực ASEAN và các nước có chung đường biên giới trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, phòng chống buôn lậu thuốc lá.

- Tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thông qua các hội thảo, hội nghị khoa học, tham quan học tập tại các nước trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống tác hại của thuốc lá./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày