Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 9.104
Nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động 41-CTr/TU ngày 05/6/2023 của Tỉnh ủy
Ngày cập nhật 10/09/2023

Chương trình hành động 41-CTr/TU, ngày 05/6/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 10  nhóm nhiệm vụ và giải pháp, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, như sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết 26-NQ/TW, Chương trình của Tỉnh ủy, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dựng các nền tảng mạng xã hội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền.

2. Tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố trong Vùng hoàn thiện thể chế, chính sách đẩy mạnh phát triển liên kết Vùng: phối hợp thực hiện Quy hoạch Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển, các công trình trọng điểm, dự án lớn triển khai triên địa bàn phục vụ công tác điều phối các hoạt động liên kết Vùng; phối hợp thực hiện tốt các hoạt động điều phối liên kết giữa các bộ và các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; kịp thời đề xuất Trung ương những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; huy động đa dạng các nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá, thúc đẩy liên kết Vùng.

3. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ; huy động mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình 69-CTr/TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; (ii) Tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án quan trọng; tập trung triển khai hiệu quả Chương trình 12-CTr/TU, ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

4. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế; thúc đẩy phát triển kinh tế biển, đầm phá: tập trung cơ cấu lại các ngành dịch vụ có lợi thế; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm logistics cấp Vùng... Liên kết, phát triển vùng du lịch ven biển; liên kết, hợp tác hình thành chuỗi du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Hành lang kinh tế Đông - Tây”; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế so sánh của tỉnh; tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, VietGap; phối hợp xây dựng trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á...

5. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị: tập trung hoàn thiện hạ tầng phát triển đô thị; Tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là nâng cấp, hoàn chỉnh hạ tầng đô thị thành phố Huế, định hướng thành lập các Quận, thị xã; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm; (ii) Phối hợp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng dùng chung có tính kết nối cao trong Vùng; trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông liên Vùng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển cho toàn Vùng.

6. Quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đối khí hậu: (i) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu; thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên, khu dự trữ môi trường sinh quyển; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ mới, huy động nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn minh nông thôn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các dự án, các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

7. Tiếp tục phát huy vị thế 4 trung tâm: Văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện các mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân: tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy (khóa XVI) về xây dựng 4 trung tâm: Trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường; Trung tâm Y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực Đông Nam Á; Trung tâm giáo dục, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước;…

8. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cực đoan, chống đối; không để xảy ra bất ngờ, phát sinh điểm nóng, không để xảy ra biểu tình, tuần hành trái pháp luật; duy trì, đưa vào chiều sâu quan hệ hợp tác cấp địa phương với các đối tác truyền thống; đẩy mạnh quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện với nước bạn Lào; đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của địa phương; vận động và thu hút các nguồn lực đầu tư; tăng cường hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thúc đẩy mạnh chuyển đổi số: tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp và năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; xây dựng chính quyền vững mạnh; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh phát triển dịch vụ đô thị thông minh và tích cực hợp tác về đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện.

10. Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh:  tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng trên cơ sở bám sát thực tiễn và hướng mạnh về cơ sở; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai cụ thể hóa và thực hiện tốt các chủ trương, quy định mới của Trung ương về công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ…; tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ sở đảng đồng bộ, thống nhất với tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở; tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; quan tâm nguồn các tổ chức chính trị - xã hội, trong trường học, trong các doanh nghiệp, vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số.../.

Các tin khác
Xem tin theo ngày