Theo đó, các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, cụ thể như sau:
1. Triển khai thực hiện hệ thống thể chế pháp lý về thủy sản
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản; triển khai thực kịp thời các Chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã được cấp có thẩm quyền ban hành trên địa bàn tỉnh, thường xuyên theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện.
- Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá sản xuất và công tác quản lý nhà nước về thủy sản nhằm định hướng cho sản xuất thủy sản các năm sau. Kiến nghị, đề xuất tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định pháp luật không phù hợp, bổ sung những quy định còn thiếu kịp thời phục vụ cho sản xuất và quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Kiện toàn, củng cố cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
Sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
-Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản phù hợp với Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND ngày 03/4/2023 của UBND tỉnh về việc tổ chức lại các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các Chi cục, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Chi cục Thủy sản sau khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản.
- Thành lập Kiểm ngư địa phương cấp tỉnh:
+ Giai đoạn 2023-2025: Thành lập, kiện toàn tổ chức kiểm ngư; sắp xếp về cơ cấu, tổ chức với biên chế hiện có và đi vào hoạt động để thực thi pháp luật thủy sản ở vùng ven bờ và vùng lộng.
+ Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm ngư của tỉnh và bổ sung đủ biên chế cho Kiểm ngư theo vị trí việc làm và định biên thuyền viên.
- Kiện toàn địa vị pháp lý của Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Thuận An để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập cảng phục vụ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác và chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU). Bố trí nhân sự có sự tham gia của các thành phần theo quy định: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Chi cục Thủy sản (bao gồm cả kiểm ngư), Ban Quản lý Cảng cá, Bộ đội Biên phòng,…
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế của UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế: Bố trí tối thiểu 01 công chức có chuyên môn về thủy sản theo dõi nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản tại địa phương.
3. Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản
- Rà soát các văn bản phân cấp quản lý nhà nước giữa tỉnh và địa phương vànhiệm vụ phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến quản lý thủy sản. Bổ sung, điều chỉnh để phát huy năng lực quản lý nhà nước ở các cấp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về thực thi pháp luật và quản lý nhà nước về thủy sản tại địa phương theo chức năng quản lý chuyên ngành và chức năng quản lý địa bàn.
- Đẩy mạnh phân cấp cho cơ quan quản lý cấp huyện/thị xã/thành phố về quản lý thủy sản nhằm tăng cường sự chủ động trong bố trí nguồn lực, kinh phí và triển khai nhiệm vụ. Chú trọng trước mắtphân cấp quản lý tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng biển ven bờ, vùng nội địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phân cấp quản lý thủy sản thủy vực đầm phá.
4.Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản
- Xây dựng, bổ sung danh mục vị trí việc làm, biên chế, số người làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện cụ thể tại tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
- Hàng năm căn cứ vào các chương trình đào tạo của Trung ương, xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức toàn diện về quản lý nhà nước, chú trọng các kỹ năng tham mưu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách thủy sản. Nâng cao trình độ tin học để áp dụng chyển đổi số lĩnh vực quản lý thủy sản.
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, chuyên môn, nghiệp vụ chocông chức, viên chức, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Định kỳ thực hiện luân chuyển, điều chuyển, biệt phái công chức từ cấp tỉnh về cấp huyện; giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với năng lực, sở trường, quan tâm đào tạo bồi dưỡng quy hoạch, bổ nhiệm.
- Căn cứ các quy định pháp luật liên quan, điều kiện thực tế của tỉnh để xây dựng cơ chế thu hút cán bộ trẻ có trình độ cao tham gia công tác quản lý thủy sản bằng nhiều hình thức (thi tuyển, tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển); thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy sản.
- Tăng cường cử cán bộ quản lý tham dự các hội thảo, diễn đàn chuyên ngành do các cấp tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về thủy sản và nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực hội nhập quốc tế.
- Thực hiện sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thủy sản theo vị trí việc làm, khung năng lực, đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
5. Áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản.
- Nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cơ quan, công chức thực hiện nhiệm vụ về quản lý nhà nước về thủy sản. Trang bị tàu kiểm ngư, xuồng kiểm ngư đủ mạnh với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động chỉ đạo, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở được thông suốt, kịp thời, hiệu quả.Đồng bộ liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thủy sản cấp tỉnh với Trung ương, cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng phần mềm Hệ thống chỉ đạo, điều hành/giao ban trực tuyến giữa Chi cục Thủy sản và các Phòng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
- Nâng cấp, nhật ký điện tử trên các tàucá xa bờ, liên thông cơ sở dữ liệu và phần mềm về quản lý tàu cá tại cảng, để truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đáp ứng công tác chống khai thác IUU.
- Nâng cao năng lực cán bộ, bảo đảm tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (Vnfishbase), khi được nâng cấp, mở rộng:về khai thác thủy sản (đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép): Định dạng số đăng ký theo quy định, khi nhập sai hệ thống sẽ báo lỗi; bổ sung trường cho phép hồi cố tàu khi bị xóa nhầm,...; cấp giấy phép: Bổ sung thông tin chiều dài Lmax và cho phép xuất ra màn hình chính; Điều chỉnh báo cáo tổng hợp cấp giấy phép cho phù hợp, bổ sung tra cứu giấy phép,.. ; đăng kiểm: quản lý, cập nhật khi xã hội hóa công tác đăng kiểm; Bổ sung danh sách tàu hết hạn đăng kiểm; danh sách tàu chưa đăng kiểm; Sửa giao diện màn hình đăng 44 kiểm, chỉ cho hiển thị 1 lần đăng kiểm mới nhất ra màn hình và khi kích vào thông tin chi tiết sẽ có bảng liệt kê các lần đăng kiểm cũ,…; tra cứu: Bổ sung tra cứu cấp giấy phép, tàu hết hạn giấy phép, hết hạn đăng kiểm,…; Báo cáo: Bổ sung báo cáo tổng hợp; chỉnh sửa báo cáo đăng kiểm, cấp giấy phép cho phù hợp với các quy định,…; hậu cần: bổ sung thống kê thông tin hậu cần theo chiều dài tàu, ngày cập nhật,..; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và phản hồi kết quả quan trắc môi trường thủy sản: Nâng cấp, mở rộng thêm một số tính năng của phần mềm để tối ưu hóa việc cung cấp thông tin kịp thời phục vụ sản xuất và chỉ đạo sản xuất./.