Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 4.007.584
Truy cập hiện tại 739
Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
Ngày cập nhật 21/07/2023

Ngày 03 tháng 7 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững (viết tắt là Nghị quyết số 82/NQ-CP).

 

Theo đó, phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

1. Sở Du lịch:

- Phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch. Thay đổi, phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể Di tích Cố đô Huế hướng đến đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt. Xây dựng và khai thác bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: “Huế - Thành phố Lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, du lịch mua sắm, phố đêm, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch đầm phá. Tập trung nâng cấp, phát triển các tuyến du lịch từ Trung tâm Thành phố đến các điểm đến cách trung tâm thành phố 10-20km: khu vui chơi Độn Sầm, Hương Thủy, điểm nghỉ dưỡng thác Chín Chàng, đầm Chuồn, Rú Chá, du lịch biển,... Đẩy mạnh triển khai các loại hình du lịch gắn với thế mạnh của từng địa phương như: sản phẩm du lịch biển, đầm phá tại huyện Phú Vang, Phú Lộc; sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái, suối thác tại các huyện: A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền, thành phố Huế. Xây dựng các tuyến du lịch gắn với các điểm du lịch mới, các di tích. Nghiên cứu đầu tư phát triển, khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội địa trên sông Hương, sông Ngự Hà,.. gắn với các điểm đến du lịch văn hóa, di sản, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại các huyện, thị xã. Làm mới các hoạt động tại không gian đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và phụ cận; phát huy hiệu quả tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng, Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An (phố Tây Huế).

- Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Xây dựng thương hiệu du lịch Thừa Thiên Huế thể hiện được lợi thế nổi trội của địa phương về du lịch di sản văn hóa, du lịch biển đảo chất lượng cao và một điểm đến thân thiện và an toàn, Huế là điểm đến khác biệt và hướng tới có đẳng cấp.

-  Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thừa Thiên Huế trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế theo quy định và được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, trang Website, nền tảng mạng xã hội của ngành địa phương (Youtube, Facebook, Tiktok, Fanpage,...) và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng. Đẩy mạnh E-Marketing du lịch trên nền tảng ứng dụng internet, điện thoại thông minh với các công nghệ thực tế ảo.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức các sự kiện về văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo, tăng cường quảng bá văn hóa truyền thống Huế trong các hoạt động về ngoại giao, sự kiện trong và ngoài nước. Đầu tư các biển quảng cáo tại các trục đường chính, bến xe, nhà ga, sân bay, cửa khẩu. Mở các quầy thông tin du lịch tại sân bay, nhà ga để tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận những thông tin du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến du lịch nhằm đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến  thị trường du lịch trọng điểm

2. Sở Du lịch phối hợp với Sở Công Thương: Lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế trong các chương trình xúc tiến thương mại do Sở Công Thương chủ trì ở trong và ngoài nước, gắn xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế trong phát triển các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ du lịch.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Du lịch:

- Triển khai hiệu quả Đề án Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022.

  - Lồng ghép các nội dung phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình xây dựng nông thôn mới. Rà soát, đánh giá các mô hình điểm về du lịch nông nghiệp nông thôn đang hoạt động để có kế hoạch củng cố, tạo điều kiện cho các mô hình này hoạt động hiệu quả; đồng thời tuyên truyền để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ hành; hình thành các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với Sở Du lịch đẩy mạnh truyền thông quảng bá về du lịch, xây dựng chương trình truyền thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo xu hướng mới.

- Phối hợp các đơn vị liên quan, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo hạ tầng viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và chất lượng dịch vụ băng rộng cố định, di động tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế: Xây dựng và phát triển mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc trưng, một điểm đến tiêu biểu.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế; Báo Thừa Thiên Huế chủ động và phối hợp với Sở Du lịch, các cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế.

7. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Chủ động xây dựng sản phẩm mới, tour mới. Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức triển khai các chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch; tuyên truyền, quảng bá các sự kiện lễ hội và liên kết tour, tuyến với các địa phương, hỗ trợ các địa phương trong khai thác du lịch.

- Vận động các doanh nghiệp du lịch quan tâm đầu tư nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tiện nghi phục vụ khách du lịch. Tích cực tham gia các hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trong và ngoài nước./.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày