Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 10.537
Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày cập nhật 11/07/2023

Từ năm 2020 đến nay, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức truyền thống giảm, song tội phạm lừa đảo lợi dụng không gian mạng để hoạt động lại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số phương thức, thủ đoạn phổ biến như: các đối tượng do làm ăn thua lỗ hoặc tham gia tệ nạn xã hội dẫn đến nợ nần chồng chất nên đã lừa đảo, thuê, mượn tài sản của người khác (tiền, phương tiện ô tô, xe máy…) rồi đưa đi cầm cố, lấy tiền tiêu xài; nhiều trường hợp lừa đảo xin việc, lừa đảo liên quan đến đất đai hoặc lợi dụng hoạt động hụi, họ huy động vốn của nhiều người rồi chiếm đoạt; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet ngày càng phổ biến và tinh vi, thường gây hậu quả nghiêm trọng, chiếm đoạt tài sản của nhiều người và với số tiền lớn, trong khi đó, công tác đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê từ ngày 25/5/2020 đến 24/5/2023, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra 147 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trong đó có 41 vụ đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo); đã điều tra kết luận 138/147 vụ, bắt giữ 170 đối tượng.

 

Theo đó, kết quả năm thứ 3 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg, cụ thể như sau:

1. Công tác quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện

          Ủy ban nhân tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh, các sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ liên quan đến công tác đảm bảo ANTT như: tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư (khoá XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; các Chương trình, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đồng thời, ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 08/4/2021 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản để chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương thực hiện.

2. Công tác tuyên truyền phòng ngừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các sở, ban, ngành thường xuyên tuyên truyền, thông báo tình hình, phương thức thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, tuyên truyền trực quan bằng các tờ rơi tại các ngân hàng và nơi công cộng, đặc biệt là trên ứng dụng HUE-S. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chủ động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào ở cơ sở như: Phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh; nhân rộng các mô hình như: Làng, thôn, tổ, bản tiêu biểu; dòng họ không có tội phạm.

Từ kết quả của công tác tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần cảnh giác của nhân dân đã được nâng lên. Các thông tin phản ánh, tố giác về tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng đến các cơ quan chức năng được tiếp nhận, xử lý kịp thời; những sơ hở, thiếu sót của cơ quan, doanh nghiệp và của nhân dân trong việc quản lý, bảo vệ tài sản được khắc phục; nhiều người dân bị đối tượng nhằm vào để lừa đảo đã được kịp thời phát hiện nhờ nắm được thủ đoạn nên không để hậu quả xảy ra. Các cơ quan chức năng trên cơ sở đó cũng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh bắt giữ nhiều đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nổi bật là đấu tranh triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao, có yếu tố nước ngoài để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tang số rất lớn, liên quan đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.

3. Công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong 03 năm qua, có thời điểm do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, của các gia đình bị ảnh hưởng, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; nhu cầu người dân ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm chuyên dụng để làm việc, hội họp, học tập, mua sắm, giao tiếp trực tuyến trên môi trường mạng tăng cao, lợi dụng điều này, một số loại tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gia tăng hoạt động, gây thiệt hại tài sản lớn cho người dân, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo và ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa; đồng thời, chỉ đạo quyết liệt cac biện pháp, giải pháp phòng ngừa, xử lý các loại tội phạm nổi lên, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính trong triển khai thực hiện các thủ tục có liên quan đến giải quyết các công việc của người dân, tăng cường công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên làm công tác tiếp dân, công tác tại trung tâm hành chính công… để đảm bảo mọi người dân đều được hướng dẫn, tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề người dân quan tâm hay đang giải quyết, không để vì người dân thiếu hiểu biết để các đối tượng xấu lợi dụng hoạt động gây án, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chỉ đạo Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị; nêu cao vai trò của người đứng đầu trong công tác giáo dục để cán bộ, công chức, viên chức luôn nêu cao nhận thức, giữ vững phẩm chất đạo đức, không tham gia các tệ nạn xã hội, dẫn đến hoạt động lừa đảo hay các hành vi, vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện tiếp tay, làm ngơ cho hoạt động lừa đảo, tham gia các tệ nạn xã hội và có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Công tác phát hiện, tiếp nhận, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong 03 năm qua, trước những diễn biến phức tạp của các loại tội phạm hình sự, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm tốt công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các vụ án, vụ việc xảy ra đều được các lực lượng chức năng tiến hành điều tra, xác minh nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật nên tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản cơ bản được kiềm chế.

Công tác đấu tranh với các nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sự quan tâm chỉ đạo, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp nên đã triệt phá được nhiều nhóm đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các thủ đoạn: Sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà sau đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế yêu cầu nộp tiền để nhận quà; Lập tài khoản mạng xã hội hoặc chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (hack) của người khác rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền; Lập website đăng tài các nội dung sai sự thật hoặc tạo tài khoản mạng xã hội giao bán các mặt hàng rồi lừa bị hại chuyển tiền để chiếm đoạt; Sử dụng tài khoản Zalo, Facebook giới thiệu là nhân viên công ty xổ số kiến thiết, cam kết mỗi ngày đều có bộ số lô đề chính xác 100% theo kết quả xổ số; Giả danh nhân viên cơ quan nhà nước, công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện thoại hoặc lập website giả mạo để khai thác thông tin cá nhân của bị hại, yêu cầu đóng tiền để nhận quà tặng, thu thập mã OTP tài khoản ngân hàng của bị hại rồi rút tiền chiếm đoạt…

Trong thời gian từ ngày 25/5/2020 đến 24/5/2023, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra 147 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trong đó có 41 vụ đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo). Chiếm đoạt số tiền 177.831.640.000 đồng, đã thu hồi 11.441.560.000 đồng, cụ thể:

- Từ ngày 25/5/2020 đến ngày 24/5/2021 xảy ra 57 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trong đó có 13 vụ đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo).

- Từ ngày 25/5/2021 đến ngày 24/5/2022 xảy ra 39 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trong đó có 09 vụ đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo).

- Từ ngày 25/5/2022 đến ngày 24/5/2023 xảy ra 51 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trong đó có 19 vụ đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo).

 Đã tiến hành điều tra, kết luận 138 vụ (đạt 93,88%), đang tiếp tục giải quyết 09 vụ (đạt 6,12%), bắt giữ 170 đối tượng./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày