Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 11.418
Lấy ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
Ngày cập nhật 19/05/2023

Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2016. Luật gồm 8 Chương và 81 Điều quy định về trình tự, thủ tục chung áp dụng đối với tất cả các loại tài sản phải bán theo quy định của pháp luật. Sau khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực đã tạo ra tính thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động đấu giá, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấu giá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. 

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai Luật, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đấu giá tài sản đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như:

- Pháp luật về đấu giá tài sản còn một số quy định chưa chặt chẽ về trình tự, thủ tục, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá và các cá nhân, tổ chức có liên quan;

- Chất lượng của đội ngũ đấu giá viên tuy đã được cải thiện tuy nhiên một bộ phận đấu giá viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề; việc cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng của đội ngũ đấu giá viên còn chưa được thực hiện thường xuyên.

- Chất lượng dịch vụ đấu giá nhìn chung còn chưa có hiệu quả, tình trạng thông đồng, dìm giá trong các phiên đấu giá ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp; cơ chế kiểm soát việc đấu giá còn bộc lộ một số vướng mắc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là việc áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạn chế, khó khăn...

- Vẫn xảy ra tình trạng người có tài sản đấu giá, nhất là tài sản công chưa thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình đấu giá tài sản; việc giám sát quá trình tổ chức đấu giá không thường xuyên, do đó, không kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Việc định giá tài sản, xác định giá khởi điểm để đấu giá, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa hợp lý…

Trước yêu cầu thực tiễn đối với hoạt động đấu giá tài sản, đồng thời yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngày càng mạnh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu giá tài sản nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Phạm vi sửa đổi

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản vẫn giữ nguyên một số quy định đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn về đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản và quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung các quy định: (1) về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, điều kiện hành nghề đấu giá, quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản; (2) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá theo lộ trình phù hợp; (3) về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản đảm bảo phù hợp với thực tiễn, khả thi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản, người tham gia đấu giá, đồng thời tăng cường tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, có tính đến một số loại tài sản đấu giá đặc thù; (4) về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Hiện nay, Tờ trình và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được đăng tải tại mục Dự thảo xin ý kiến trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp.

Các tin khác
Xem tin theo ngày