Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 11.979
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030
Ngày cập nhật 19/05/2023

Ngày 15 tháng 5 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND về việc thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, như sau:

 

Nhiệm vụ cụ thể

1. Nhiệm vụ 1: Tiếp tục khởi tạo dữ liệu Hồ sơ sức khỏe người dân và kết nối với dữ liệu Hồ sơ sức khỏe Quốc gia

a) Nguồn chuyên môn khám chữa bệnh, phòng bệnh

- Dữ liệu khám chữa bệnh của người dân phải được quản lý tập trung và được các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cập nhật (bao gồm các Bệnh viện Bộ, ngành và các bệnh viện, phòng khám tư nhân), tức thời thường xuyên (kết thúc đợt điều trị) đầy đủ về kho dữ liệu sức khoẻ người dân của tỉnh.

- Cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (bao gồm các Bệnh viện Bộ, ngành và các bệnh viện, phòng khám tư nhân) có trách nhiệm liên thông dữ liệu sức khỏe của người dân lên hệ thống thông tin quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử của tỉnh ngay sau khi người dân đến khám chữa bệnh, tiêm chủng, xét nghiệm đúng theo Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 22/03/2021 của UBND tỉnh về Quy định quản lý, vận hành và khai thác hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Các nguồn khác: nguồn hành chính, nguồn dữ liệu bảo hiểm Y tế, nguồn CSDL Quốc gia về dân cư.

2. Nhiệm vụ 2: Cập nhật dữ liệu sức khỏe thường xuyên, liên tục, đầy đủ, chính xác và được xác thực với CSDL Quốc gia về dân cư

- Thực hiện kết nối, chia sẻ, xác thực với CSDL Quốc gia về Dân cư.

- Thúc đẩy nâng cấp các nghiệp vụ chuyên môn khám chữa bệnh, phòng bệnh; phát triển các nghiệp vụ, kịch bản khám bệnh, phòng bệnh.

- Thúc đẩy người dân cập nhật thông tin sức khỏe.

- Cập nhật thông tin từ các CSDL chuyên ngành khác và các nguồn dữ liệu lớn.

- Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các CSDL liên quan để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

3. Nhiệm vụ 3: Kết nối, chia sẻ và khai thác, sử dụng

- Vận hành và khai thác kho dữ liệu hồ sơ sức khoẻ của tỉnh, thực hiện kết nối, chia sẽ với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL liên quan khác.

- Phát triển các năng lực phân tích dữ liệu, cung cấp các sản phẩm thông tin phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân và công tác quản lý về Y tế của tỉnh

- Tổ chức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng các sản phẩm thông tin theo quy định.

Giải pháp thực hiện

1. Công cụ, kỹ thuật

a) Triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh các nền tảng số Quốc gia về Y tế với vai trò trung tâm là Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, trong đó dữ liệu phải được kết nối liên thông giữa các nền tảng số Y tế và các hệ thống thông tin, các phần mềm ứng dụng ngành Y tế; đồng thời kết nối và cung cấp trên dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh (Hue-S).

b) Kết nối các phần mềm đăng ký khám bệnh tại các cơ sở y tế với Cổng hỗ trợ đăng ký khám bệnh trực tuyến; triển khai khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh không giấy tờ, thanh toán không dùng tiền mặt, chữ ký số, ... tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh.

c) Triển khai kết nối và xác thực mã định danh công dân của các Nền tảng số Y tế, các hệ thống thông tin chuyên ngành Y tế với CSDL Quốc gia về dân cư.

d) Xây dựng, cập nhật CSDL Hồ sơ sức khỏe điện tử của tỉnh và kết nối liên thông dữ liệu với các hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhằm đáp ứng công tác quản lý y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

đ) Chuẩn hóa dữ liệu y tế và kết nối liên thông với các cấp.

e) Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức xây dựng và triển khai bệnh án điện tử, hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh.

2. Nhân lực

a) Tham gia các lớp bồi dưỡng, chương trình đào tạo về lãnh đạo chuyển đổi số y tế do các cấp tổ chức.

b) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của ngành y tế về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế.

c) Xây dựng và hình thành mạng lưới nhân lực công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy, giám sát triển khai các Nền tảng số Quốc gia Y tế cũng như các hệ thống thông tin chuyên ngành y từ tỉnh đến huyện, xã; bảo đảm nhân lực phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế; thành lập các Tổ công nghệ thông tin đối với các cơ sở y tế có giường bệnh trên địa bàn tỉnh.

3. Tuyên truyền, truyền thông

a) Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trung tâm Giám sát Điều hành đô thị thông minh tỉnh, lồng ghép công tác truyền thông với Đề án 06 để nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của Chuyển đổi số ngành Y tế.

b) Triển khai các chương trình truyền thông về triển khai các nền tảng số Y tế trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, bao gồm: Triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung liên quan khác.

c) Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chuyển đổi số ngành Y tế.

4. Kinh phí:

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên, chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển của Sở Y tế. Kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị sự nghiệp y tế.

- Kinh phí từ các dự án, thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, tài trợ, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

- Nguồn xã hội hóa.

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác./.

 

Hồng Ngự
Các tin khác
Xem tin theo ngày