Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 12.041
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030
Ngày cập nhật 08/05/2023

Ngày 28  tháng 4 năm 2023, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 170 /KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết 21/NQ-CP).

 

Theo đó, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tập trung cụ thể hóa và triển khai các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (viết tắt là Chỉ thị số 15-CT/TW); tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội đối với công tác ngoại giao kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả. Tại Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

1. Đẩy mạnh quán triệt, tạo chuyển biến nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế

Tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 15-CT/TW, Nghị quyết 21/NQ-CP và Kế hoạch 98-KH/TU; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết và Kế hoạch. Chú trọng đổi mới hình thức phổ biến, quán triệt theo hướng linh hoạt, phong phú phù hợp với từng cơ quan, tổ chức, địa phương. Tăng cường các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, hội nhập quốc tế. Chủ động đưa các nội dung về hợp tác kinh tế vào kế hoạch, chương trình hoạt động chính của địa phương, cơ quan, đơn vị.

2. Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương

Tận dụng, tranh thủ tối đa các quan hệ chính trị đối ngoại để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế phục vụ phát triển...Tiếp tục củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị có chọn lọc theo hướng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, hiệu quả, tạo ra sự tin cậy, gắn kết chặt chẽ quan hệ…Tận dụng các khuôn khổ hợp tác sẵn có và kịp thời kiến nghị các chủ trương, khuôn khổ, biện pháp nhằm tiếp tục mở rộng thực chất, làm sâu sắc hơn quan hệ, tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác. Chủ động phối hợp chặt chẽ và hợp tác chuyên ngành với các cơ quan Chính phủ các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, các địa phương nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng. Đẩy mạnh ngoại giao đa phương, tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số vì một Thừa Thiên Huế phát triển xanh, nhanh và bền vững.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030

Tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chiến lược về hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2021 làm cơ sở kiến nghị chủ trương, chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2021 - 2030 và các giai đoạn tiếp theo. Thực thi và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, chủ động xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện các cam kết, giảm thiểu tối đa thiệt hại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội…Tiếp tục đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường, đối tác, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác; chủ động, tích cực tham gia và từng bước củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp tỉnh nhà trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững.

4. Đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm củng cố các động lực tăng trưởng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tập trung giữ vững, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng và khai thác các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường còn nhiều dư địa. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng thiết thực, hiệu quả, linh hoạt về cách thức tổ chức, triển khai…Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cùng với việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đa dạng hóa hình thức tổ chức, vận động, quảng bá phù hợp với từng đối tượng và lĩnh vực thu hút đầu tư để đạt hiệu quả tương xứng....Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu lao động, xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển nông nghiệp...Tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển y tế...Tăng cường ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…Tăng cường triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam…Đẩy mạnh huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu về tri thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài; phát triển các mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài…

5. Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm

Tăng cường sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách cũng như các hoạt động đối ngoại. Xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với các đặc thù, thế mạnh của địa phương, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và tiến trình hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và mở rộng đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài…Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tăng cường công tác kết nối với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ xúc tiến thương mại - đầu tư...

6. Tăng cường theo dõi, nắm chắc, cập nhật kịp thời, hiệu quả thông tin, tình hình kinh tế thế giới; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, cảnh báo phục vụ điều hành, phát triển kinh tế - xã hội

Tích cực mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, tư vấn kinh tế quốc tế có uy tín để có nguồn thông tin chính xác, chất lượng phục vụ công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo chiến lược về kinh tế của tỉnh. Quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường, xu thế đầu tư trong nước và quốc tế cần gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đảm bảo đồng nhất chiến lược phát triển…

7. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành và bố trí nguồn lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế

Nghiên cứu xây dựng các cơ chế tăng cường phối hợp liên ngành, liên cấp, liên vùng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế phối hợp liên ngành trong đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hoá, quốc phòng - an ninh. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng. Thường xuyên đăng ký, phối hợp các bộ, ngành Trung ương tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức, viên chức phụ trách quản lý các lĩnh vực liên quan đến hoạt động hợp tác đầu tư. Bố trí nguồn lực phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế trong tình hình mới…

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày