Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 14.275
Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày cập nhật 13/04/2023

Ngày 06 tháng 4 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ và Chương trình số 19-CTr/TU ngày 12/12/2022 của Tỉnh ủy về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, các giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với các quy định chung của các Bộ, ngành, Trung ương.

Để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới phương thức tuyên truyền, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (mạng xã hội, website …) và các hình thức khác để phổ biến, nâng cao nhận thức. Tuyên truyền thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để phổ biến thông tin phù hợp với từng nhóm đối tượng, hướng tới nhận thức, hành động đúng, toàn diện và có kết quả, hiệu quả thực chất nhằm tạo đồng thuận xã hội và vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 19-NQ/TW, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn và các cơ chế, chính sách có liên quan.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sản xuât nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề để chuyển đổi một bộ phận lao động nông thôn sang làm công nghiệp, dịch vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại chuyến biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân…Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào: “Chủ nhật xanh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hoá...

- Tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, nhất là ở các vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tăng cường giám sát các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời với nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước...      - Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp; nâng cao năng lực tiếp thu, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và người dân.

- Rà soát, nghiên cứu những cơ chế, chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện có để tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp sạch, xanh, tuần hoàn, bền vững, nông nghiệp thông minh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, công nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn...

- Đẩy mạnh đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, tích hợp đa giá trị. Thí điểm và nhân rộng các mô hình đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phù hợp, hiệu quả; mở rộng sản xuất nông sản hàng hóa gắn với xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung. Phát triển, nhân rộng các loại hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tập trung cơ cấu lại trên các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Đổi mới, ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa về tài nguyên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có cơ chế và chế tài cho việc cập nhật thường xuyên và phân quyền truy cập phù hợp. Triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền bững; phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu...

- Xây dựng, thực hiện các chương trình, đề án nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế về nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng sản xuất các sản phẩm có thế mạnh, sản phẩm chủ lực để tham gia phát triển thị trường nông sản trong nước, chủ động khai thác hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Triển khai hiệu quả, thiết thực công tác quảng bá, xúc tiên thương mại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

- Triển khai thực hiện đạt hiệu quả các Chương trình, Đề án, Kế hoạch… liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức giám sát nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện Kế hoạch, làm căn cứ hoạch định chính sách, điều chỉnh kế hoạch và giải pháp kịp thời. Giám sát các chương trình, đề án, dự án thực hiện Kế hoạch thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch 5 năm, hàng năm hoặc đột xuất. Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện thực tiễn. Việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch được thực hiện đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày