Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 14.327
Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Ngày cập nhật 07/04/2023

Ngày 28 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu: Đào tạo nghề cho khoảng 3.300 lao động nông thôn, trong đó có 2.100 lao động học nghề phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đạt 64% và có 1.200 lao động học nghề nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đạt 36%; tỉ lệ có việc làm sau khi học nghề: Sau khi tốt nghiệp, có từ 85% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Kế hoạch cũng quy định cụ thể về đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ đào tạo:

- Đối tượng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định hiện hành; nam từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định hiện hành) có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với  ngành nghề cần học, bao gồm: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp; người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Lao động nông thôn theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 và Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã; người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp, đất kinh doanh bị thu hồi; lao động nữ bị mất việc làm; lao động di cư Khu vực I kinh thành Huế; người khuyết tật (nông thôn và thành thị); các đơn vị có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng đối tượng quy định đối với từng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về GDNN và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

* Nguyên tắc hỗ trợ đào tạo nghề

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Quyết định số  46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

  * Nghề đào tạo

-  Nghề nông nghiệp: Ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ ứng dụng và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông lâm, thủy sản; các nghề đào tạo để thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nông nghiệp thông minh hiện đại, trên cơ sở bám vào các sản phẩm là: sản phẩm nông sản quốc gia, đặc sản địa phương; đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ nền tảng số vào sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp.

- Nghề phi nông nghiệp: Tập trung đào tạo các nghề trong lĩnh vực ngành kỹ thuật công nghệ, công nghệ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề cho LĐNT vào làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; gắn đào tạo nghề với chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Các nội dung được triển khai trong Kế hoạch cụ thể như sau:

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối với lao động nông thôn tham gia học nghề, để người dân hiểu rõ lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm để tích cực tham gia học nghề, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

2. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn

- Tổ chức điều tra khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của người lao động; tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc biệt nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả.

- Triển khai nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả trên địa bàn. Ngoài ra, mở rộng thêm những mô hình đào tạo nghề mới, có hiệu quả để triển khai thí điểm theo hướng gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động sau khi học nghề.

3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Đánh giá lại năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện để nhằm phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề tích cực, chủ động tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng nhằm phát huy tốt hiệu quả đầu tư.

- Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị và sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

4. Phát triển chương trình, giáo trình; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề

- Trên cơ sở chương trình đào tạo nghề sơ cấp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại hoặc xây dựng mới chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với ngành nghề thực tế tại địa phương.

- Phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề hoặc định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình đào tạo cho lao động nông thôn theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và kiến thức bổ trợ.

5. Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng.

6. Các sở, ngành, địa phương theo chức năng chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tổ chức đào tạo và quản lý, sử dụng kinh phí./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày