Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.443
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Ngày cập nhật 21/03/2023

Ngày 28 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.

 

Theo đó, nhằm mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, có sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi số trong thời kỳ cách mạnh công nghiệp 4.0; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành chương trình, khóa học có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập hoặc học lên trình độ cao hơn, làm chủ quy trình, công nghệ sản xuất, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng lao động; góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tại Kế hoạch đã đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

1. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền và tư vấn học nghề

Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, hỗ trợ chi phí học tập cho người lao động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm để tuyển sinh học sinh, sinh viên tham gia học nghề ở các trình độ cao đẳng, trung cấp. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để định hướng học nghề và thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2. Nhóm giải pháp về quy hoạch

Triển khai “Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tái cấu trúc lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý, tăng quy mô đào tạo hướng đến hình thành trường cao đẳng chất lượng cao. Xây dựng mô hình Trường Cao đẳng Thừa Thiên Huế hướng đến phát triển trường chất lượng cao trên cơ sở sáp nhập các trường cao đẳng và trung cấp thuộc tỉnh quản lý theo quan điểm phù hợp, thống nhất, đảm bảo nguyên tắc tính tổng thể, đồng bộ, tính kế thừa và khả thi.

3. Nhóm giải pháp tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo

Tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo đúng quy mô tuyển sinh của các ngành, nghề đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm theo quy định. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; tăng cường vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, chủ động phối hợp với doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động.

4. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Tổ chức đánh giá công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; đánh giá chất lượng nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Đa dạng hóa nguồn lực đào tạo, ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo, chú trọng công tác liên kết đào tạo...; Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết việc đào tạo với sử dụng lao động; chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo của các ngành, nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng đáp ứng chất lượng đầu ra theo yêu cầu, vị trí việc làm của đơn vị sử dụng lao động...; thực hiện tốt công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế của các trường cao đẳng, trường trung cấp, khuyến khích việc tự đánh giá đối với tất cả các chương trình đào tạo đang triển khai đào tạo tại cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác các ứng dụng trực tuyến...

5. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao năng lực cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề, kịp thời bổ sung, điều chỉnh những ngành, nghề mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày