Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.369
Các nội dung chính triển khai thực hiện Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 13/03/2023

Ngày 28 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND truyền thông về giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo đó, các nội dung chính triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cụ thể như sau:

 

1. Nội dung truyền thông

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị của giáo dục nghề nghiệp là một nội dung trọng tâm trong khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công tác truyền thông đến năm 2025 tập trung truyền tải về nội dung: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lan tỏa các thông điệp của giáo dục nghề nghiệp: “Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành - Vững nghề nghiệp, sáng tương lai”, “Nghề nghiệp – Triển vọng việc làm bền vững”,...

- Nâng cao nhận thức: Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và giải quyết việc làm góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội bền vững; đào tạo nghề nghiệp thường xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, người yếu thế; đào tạo nghề gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và thị trường lao động; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực công nghệ thông tin, chương trình đào tạo theo khu vực và quốc tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Các mô hình đào tạo mới, hiệu quả: Mô hình 9+, Mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hoạt động cải cách hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động khác liên quan; quá trình chuyển đổi số của giáo dục nghề nghiệp.

- Quảng bá hình ảnh: Các mô hình mới, cách làm mới của giáo dục nghề nghiệp; công tác tuyển sinh, đào tạo, hướng nghiệp và khởi nghiệp; liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, việc làm, thu nhập sau đào tạo; đánh giá kỹ năng nghề, kiểm định giáo dục nghề nghiệp, công tác học sinh, sinh viên; các sự kiện: Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực ASEAN, châu Á và thế giới; Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp các cấp; Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế; Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc,...; các hoạt động, phong trào của nhà giáo, học sinh, sinh viên.

- Tôn vinh các cá nhân, tập thể điển hình: Tuyên truyền về mô hình phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp; tuyên truyền các mô hình, các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong giáo dục nghề nghiệp. Tôn vinh những tấm gương người dạy, người học, mô hình khởi nghiệp thành công từ giáo dục nghề nghiệp trong các sự kiện, hoạt động về giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động khác có liên quan.

2. Hình thức truyền thông

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương  đưa các tin, bài, ảnh, phóng sự; mở các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về giáo dục nghề nghiệp.

- Truyền thông qua mạng internet: Đẩy mạnh tuyên truyền qua cổng/trang thông tin điện tử, qua mạng xã hội, qua kênh truyền hình trực tuyến...

- Truyền thông qua các ấn phẩm: Biên soạn, xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi,...; giới thiệu, cung cấp thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mô tả các nghề đào tạo có nhu cầu cao, giới thiệu về học nghề - lập nghiệp, cẩm nang chọn nghề - chọn trường; xây dựng các video clip giới thiệu, mô tả, định hướng nghề nghiệp.

- Truyền thông qua các phương tiện giao thông, các không gian công cộng, biển quảng cáo hình ảnh, thông điệp truyền thông,...

- Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ việc làm, cuộc thi tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp: viết bài, ảnh, thiết kế logo, khẩu hiệu,...

- Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, giao lưu về giáo dục nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông (giao lưu, tư vấn - tuyển sinh và hướng nghiệp)

- Xây dựng các sản phẩm phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin mang tính chất truyền thông và kết hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tôn vinh, tuyên dương và biểu dương những điển hình, tấm gương của người dạy, người học, mô hình khởi nghiệp thành công từ giáo dục nghề nghiệp trong các sự kiện, hoạt động về giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động khác có liên quan.

3. Các hoạt động

- Triển khai bộ nhận diện giáo dục nghề nghiệp nói chung và bộ nhận diện giáo dục nghề nghiệp cho các hoạt động, sự kiện nói riêng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các các cổng/trang thông tin, các phần mềm, ứng dụng phục vụ công tác truyền thông kết hợp với các hoạt động chuyên môn như tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả.

- Xây dựng, biên tập, số hóa, phát hành các nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền.

- Xây dựng các pa-nô, đề-can, màn hình,... quảng bá hình ảnh, thông điệp về giáo dục nghề nghiệp tại các khu công cộng, công viên, nơi đông người.

 

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức các hoạt động, sự kiện tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.

- Truyền thông qua mạng internet: tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin trên mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến,...

- Truyền thông qua các hoạt động và sự kiện của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, lĩnh vực có liên quan.

- Tổ chức các sự kiện về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể để định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đăng ký tham gia giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để giới thiệu, quảng bá về giáo dục nghề nghiệp giúp các em học sinh có nhận thức, định hướng đúng trong việc chọn lựa nghề nghiệp.

- Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, báo cáo viên truyền thông giáo dục nghề nghiệp; tổ chức cung cấp thông tin cập nhật về giáo dục nghề nghiệp cho đội ngũ phóng viên báo chí theo dõi giáo dục nghề nghiệp./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày