Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.414
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023
Ngày cập nhật 13/03/2023

Ngày 28 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện sống của người nghèo. Ưu tiên giảm nghèo các xã có lộ trình phấn đấu xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Tại Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau:

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về nghèo đa chiều, về mục tiêu giảm nghèo bền vững; thực hiện thường xuyên các hoạt động truyền thông, chú trọng công tác truyền thông dựa vào cộng đồng, phát huy vai trò gương điển hình, hộ tiên phong về giảm nghèo, tự vươn lên; triển khai đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành.

- Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo

- Tổ chức đào tạo, tập huấn; theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo bền vững.

- Huy động nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hộ nghèo.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

- Việc làm: thực hiện khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương có xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật; khuyến khích tổ chức đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; triển khai thực hiện các chính sách về việc làm nhằm phát triển kinh tế, thu hút đầu tư...

- Y tế: hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; cải thiện chất lượng bữa ăn học đường, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; giáo dục bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi)…

- Giáo dục: triển khai thực hiện có hiệu quả, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên, học viên hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non…

- Nhà ở: thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo A Lưới; huy động sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhằm hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên toàn tỉnh…

- Nước sinh hoạt và vệ sinh: thực hiện chính sách đầu tư công trình phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; thực hiện chính sách đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn; hỗ trợ hộ nghèo đấu nối đồng hồ nước để tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh…

- Thông tin: huy động hỗ trợ phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở, đồn biên phòng để cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội; thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới…

3. Các nhiệm vụ và giải pháp khác

- Hỗ trợ hộ nghèo người có công cách mạng và hộ nghèo không có khả năng lao động

- Xây dựng, nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng liên kết giữa hộ nghèo, nhóm hộ nghèo với các doanh nghiệp nhằm tạo và nâng cao lợi nhuận cho người nghèo thông qua sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp...

- Rà soát, nắm lại hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đáp ứng điều kiện, có nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả theo quy định tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

- Nâng cao năng lực, có cơ chế sử dụng, hỗ trợ phù hợp cho đội ngũ khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư ở cơ sở. Triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp vốn, vật tư nông nghiệp cho người nghèo. Tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, hợp lý.

- Tiếp tục hỗ trợ trực tiếp tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ không có khả năng lao động với điều kiện và mức hỗ trợ theo quy định.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày