Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 4.209
Hướng dẫn Tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Ngày cập nhật 27/02/2023

Ngày 17 tháng 02 năm 2023; Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên Huế hướng dẫn tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” hàng năm.

 

Theo đó, các nội dung chính cần triển khai thực hiện:

1. Các hoạt động tiến tới “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của đơn vị, địa phương hằng năm theo tinh thần Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, trọng tâm là:

- Tập trung tham mưu phục vụ cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tập trung xây dựng, củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trong cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; đổi mới hình thức, biện pháp, xây dựng phong trào phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương, đơn vị; xây dựng mới và tổ chức sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện có hiệu quả các chương trình, quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; xây dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong sạch, vững mạnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống vẻ vang của dân tộc, vai trò lãnh đạo của Đảng; thành tựu của đất nước; vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; truyền thống xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và các tầng lớp xã hội trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vận dụng đa dạng các hình thức phương pháp thông tin tuyên truyền thường xuyên, liên tục phù hợp thực tế của đơn vị, địa phương; gắn kết với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao...

- Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, thăm hỏi động viên, tặng quà đối tượng chính sách, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và gia đình cán bộ, chiến sĩ đã, đang công tác trong lực lượng xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện các mô hình Dân vận khéo trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các chương trình an sinh xã hội, chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau, các hoạt động tình nghĩa nhằm tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, chính quyền và lực lượng Công an nhân dân góp phần xây dựng và củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc.

2. Nội dung, hình thức, phạm vi, thành phần, thời gian tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

a) Nội dung:

- Khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Đánh giá tình hình, kết quả phong trào và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời gian qua (trọng tâm là 8 tháng đầu năm của năm tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”); rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng phong trào trong thời gian tiếp theo.

- Biểu dương, khen thưởng, cổ vũ động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

b) Hình thức:

Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị để tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho phù hợp, thực hiện theo 2 phần chính sau:

* Phần lễ:

- Khánh tiết, trang trí phần lễ:

+ Khánh tiết, trang trí: Thực hiện theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 111/2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng điểm tổ chức, có thể in Đảng kỳ và Quốc kỳ, tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh chung với Maket ngày hội, đảm bảo bố cục như trong Nghị định nói trên.

+ Tiêu đề: Phía trên cùng ghi tên cơ quan, đơn vị tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; ở giữa ghi: Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm …(dấu …ghi năm tổ chức Ngày hội); phía dưới cùng: tên địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” như mẫu sau:

 

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

 

 

NGÀY HỘI

TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC NĂM ….

 

 

......  ngày......tháng........năm .....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chương trình phần lễ gồm các nội dung: (1) Văn nghệ chào mừng (nếu có); (2) Lễ chào cờ; (3) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; (4) Thông báo chương trình ngày hội; (5) Diễn văn khai mạc khẳng định vị trí, tầm quan trọng, đánh giá kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời gian qua và phương hướng thời gian tới; (6) Tọa đàm, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng phong trào; (7) Công bố quyết định và trao thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (nếu có); (8) Đại biểu cấp trên phát biểu và tặng quà (nếu có);   (9) Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị tổ chức ngày hội; (10) Ký kết giao ước thi đua (nếu có), ra mắt mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (nếu có); (11) Tuyên bố kết thúc phần lễ.

* Phần hội:

Có thể tổ chức trước, trong hoặc sau phần lễ, gồm các nội dung sau:

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, có chủ đề vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Tổ chức các hoạt động “Dân vận khéo” của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; của lực lượng Công an nhân dân như: Làm thủ tục cấp căn cước công dân, giấy tờ tùy thân khác cho Nhân dân ngay tại cơ sở, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ do Nhân dân tự giao nộp, phối hợp khám tư vấn chữa bệnh cho Nhân dân, vận động xây, sửa nhà cho hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn, tặng quà trẻ em nghèo, hiếu học...

- Tổ chức gặp mặt, giao lưu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thi tìm hiểu pháp luật; tặng quà các tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo vệ an ninh, trật tự, các đối tượng chính sách...

c)Thời gian: Từ 1/7 đến 19/8 hàng năm.

d) Phạm vi địa bàn tổ chức, thành phần tham dự:

* Phạm vi địa bàn:

- Tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” chủ yếu ở khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục. Chú trọng tổ chức “điểm” ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, biên giới.

- Khuyến khích ở từng cấp chọn ít nhất 01 địa bàn dân cư, ở từng cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục chọn ít nhất 01 địa bàn để tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

* Thành phần tham dự:

- Đại biểu Trung ương: Mời các đồng chí đại biểu Trung ương khi tổ chức điểm ngày hội cấp tỉnh.

- Đại biểu địa phương:

+ Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Huyện ủy, lãnh đạo chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của địa phương; những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được chính quyền các cấp khen thưởng; người có uy tín trong cộng đồng; đại diện các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn;  các chức sắc, tôn giáo, đại biểu đại diện các tầng lớp xã hội…

+ Có ít nhất 02 điểm mời lãnh đạo tỉnh về dự khi tổ chức điểm ngày hội cấp huyện.

3. Phương pháp tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

- “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” do cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo và có kế hoạch tổ chức thực hiện; lực lượng Công an các cấp chủ trì, phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc các ban, ngành, đoàn thể liên quan (ở các địa phương) tham mưu.

- Đại diện cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp dự chỉ đạo, động viên “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại một số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; thăm hỏi, động viên gia đình, cán bộ và Nhân dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và gia đình cán bộ, chiến sĩ đã, đang công tác trong lực lượng xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc có hoàn cảnh khó khăn.

- Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền trước, trong và sau dịp tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tập trung cao điểm trong dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng 8,, Quốc khánh 2/9; ngày Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” 19/8 hằng năm. Sử dụng tối đa các phương tiện, điều kiện thông tin tuyên truyền hiện có và các hình thức tuyên truyền truyền thống, nghiên cứu, áp dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện thông tin tuyên truyền mới; phong phú, đa dạng về hình thức, phù hợp thực tế của đơn vị, địa phương. Chú trọng việc phát huy vai trò của người có uy tín, điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền.

Khẩu hiệu tuyên truyền: “Bảo vệ an ninh Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”; “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”; “Tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm và quyền lợi của toàn dân”; Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm…năm ngày Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm…(dấu…ghi theo số cụ thể của mỗi năm); “Phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bảo vệ vững chắc nền an ninh, trật tự của Tổ quốc”. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương có thể đề ra các khẩu hiệu khác về bảo vệ an ninh trật tự phù hợp với chủ đề “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

- Đối với một số đơn vị, cơ sở có tính chất đặc thù (trong cơ sở tôn giáo, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…), Ban tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” có thể linh hoạt điều chỉnh nội dung, hình thức, chương trình cho phù hợp./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày