Theo đó, Kế hoạch triển khai các nội dung cụ thể như sau:
1. Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bình Đẳng giới, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống bạo lực gia đình; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt truyền thông thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan dân cử trên Báo Thừa Thiên Huế, Báo Lao động-Xã hội, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Tuyên truyền các mô hình tại cộng đồng như: mô hình Địa chỉ tin cậy-nhà tạm lánh, mô hình Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới và các mô hình liên quan khác đang triển khai bởi các cơ quan, đoàn thể tại địa phương để người dân biết, tham gia và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ từ tỉnh tới cơ sở. Tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng lồng ghép giới; kỹ năng phân tích, sử dụng số liệu tách biệt giới trong một số nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Kỹ năng quản lý xung đột trong Hôn nhân gia đình và kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Nâng cao chất lượng công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đảm bảo thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, đề án có nội dung liên quan đến bình đẳng giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích và lồng ghép giới.
- Tổ chức đoàn học hỏi, tham vấn kinh nghiệm về các mô hình bình đẳng giới cũng như công tác đẩy mạnh các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tại một số tỉnh, thành có mô hình hay, sáng tạo.
- Tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thực hiện công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh; Hội thảo giao lưu chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, củng cố và duy trì địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh an toàn tại cộng đồng.
3. Chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới ở những địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới
- Tiếp tục duy trì thực hiện các mô hình: “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; “Thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; “Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng giới”; “Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng”.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động bố trí kinh phí trong dự toán hàng năm để duy trì, mở rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới.
4. Cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Các đơn vị tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp các trường hợp nạn nhân liên quan đến bạo lực giới.
- Bảo đảm sự an toàn,tiếp nhận, bố trí nơi ăn ở, tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới theo quy định; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng.
5. Tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 từ 15/11 đến 15/12 (Tháng hành động)
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, thông điệp, chủ đề cho Tháng hành động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với văn hóa và nhóm đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao.
- Huy động đông đảo sự tham gia trực tiếp của các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan thông tin đại chúng và mọi tầng lớp nhân dân để tạo hiệu ứng lan tỏa trong tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cơ sở.
6. Tăng cường hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp
- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, văn bản hướng dẫn vì sự tiến bộ của phụ nữ đối với các đơn vị trực thuộc và cấp dưới
- Kịp thời kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành khi có sự thay đổi nhân sự; Họp định kỳ hoặc đột xuất khi cần ý kiến của tập thể Ban về một hoặc nhiều hoạt động quan trọng;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí theo Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
7. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Đôn đốc và phối hợp triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ; tham mưu xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù nhằm tăng cường sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ trên các lĩnh vực, ở phạm vi toàn tỉnh và của ngành, đơn vị.
- Chủ động tham mưu việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào các chương trình, kế hoạch công tác, đề án, dự án…của ngành, đơn vị và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
- Chú trọng công tác phối hợp liên ngành trong: tham mưu các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; kiểm tra tình hình triển khai công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; báo cáo định kỳ và đột xuất các nội dung liên quan theo yêu cầu của trung ương và của tỉnh.
- Tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên ngành về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được đề ra theo kế hoạch./.