Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 5.007
Phát động phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
Ngày cập nhật 30/01/2023

Ngày 13 tháng 01 năm 2023, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định về Kế hoạch Phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2023 – 2025.

 

Theo đó, nhằm phát huy sức mạnh của toàn ngành Tư pháp trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và nỗ lực thi đua đẩy mạnh các hoạt động tư pháp phục vụ tích cực, hiệu quả sự nghiệp xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động tư pháp ở cơ sở, bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm ở nông thôn, giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội để thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Toàn ngành Tư pháp tiếp tục đổi mới, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện khẩu hiệu: "Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới'' giai đoạn 2023 - 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về quan điểm, chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các Quyết định về Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chỉ thị về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025.

 2. Chủ trì xây dựng, thẩm định, tham gia xây dựng 100% các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được giao liên quan đến chính sách xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; tích cực tham mưu, đề xuất thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, khả thi các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới và các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, qua công tác này kiến nghị, đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, rào cản về cơ chế, chính sách, pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, giải phóng sức lao động, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực của nhân dân và doanh nghiệp vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

4. Xây dựng, ban hành và triển khai có chất lượng, đúng thời hạn các văn bản về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật được giao có liên quan đến các chính sách, chương trình xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đổi mới cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn quản lý, giúp người dân tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật, thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật, nhất là quyền được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất, làm kinh tế, từ đó từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

5. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thi hành án dân sự, phấn đấu vượt các chỉ tiêu được giao hàng năm, trong đó năm 2023 đảm bảo tỷ lệ thi hành án trên 82,50% về việc và 45,50% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành; giảm số việc chưa giải quyết xong chuyển sang những năm tiếp theo; phấn đấu phân loại việc, tiền có điều kiện, chưa có điều kiện giải quyết chính xác 100%; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự liên quan đến người được thi hành án, người phải thi hành án ở nông thôn.

6. Tiếp tục triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật hộ tịch, đặc biệt là tại vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa để nâng cao nhận thức pháp luật về hộ tịch của nhân dân. Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành pháp luật hộ tịch. Kịp thời xử lý thông tin báo chí, phản ánh, kiến nghị, trả lời đơn thư của tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hộ tịch;

7. Trợ giúp pháp lý Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý ở nông thôn, triển khai hiệu quả các hoạt động Trợ giúp pháp lý trong Chương mình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày