Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 6.069
Nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 10/01/2023

Thời gian tới, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến, phức tạp, nhất là xu hướng hình thành các đường đây mua bán trái phép ma túy tổng hợp, sự gia tăng người nghiện..., đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cho công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn. Để nâng cao hiệu quả này trong năm 2023, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

  1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

Tổ chức có hiệu quả Chỉ thị 36-CT ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Luật phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp và huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác phòng chống ma túy. Triển khai thực hiện Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 23/8/2022 về Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Đề án “Chuyển hóa tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới và phòng ngừa ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt – Lào” (Quyết định 1553/QĐ-CAT-PV01 ngày 15/12/2022).

  1. Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, xác định đây là giải pháp chiến lược lâu dài, huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống ma túy. Chú trọng đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phát huy thế mạnh Internet như thành lập các trang Facebook, Zalo để tuyên truyền phòng chống ma túy, hỗ trợ tư vấn người nghiện, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm ma túy. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên rộng khắp trong cộng đồng dân cư ngay từ thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, trường học...những người có uy tín trong dòng họ, già làng, trưởng bản, chức sắc trong tôn giáo. Tham mưu duy trì, củng cố, xây dựng các mô hình phòng, chống ma túy phù hợp nhằm phát huy vai trò và huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong công tác phòng chống ma túy.

  1. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy

Các lực lượng chuyên trách triển khai các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm nói chung; tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm về ma túy kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, triệt phá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy, các tụ điểm, điểm mua bán, tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy, các ổ nhóm tàng trữ, sử dụng ma túy, các địa bàn phức tạp về ma túy, các điểm kinh doanh có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm hoạt động phạm tội ma túy. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác điều tra, truy tố, xét xử; không để oan, sai, sót lọt tội phạm; không để xảy ra vi phạm trong công tác tố tụng.

  1. Công tác kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma túy

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến tiền chất và ma túy, không để tội phạm ma túy lợi dụng sơ hở để hoạt động mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy trên địa bàn.

Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trong đó tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần điều trị; các doanh nghiệp có hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

5.Công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện, phục hồi và quản lý sau cai nghiện

Thường xuyên rà soát, thống kê người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy hiện có tại địa phương, kiềm chế “nguồn cầu” ma túy. Tích cực tiến hành công tác lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn; cai ngiện bắt buộc trên cơ sở kết quả rà soát, thống kê người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành có liên quan trong lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện đối với các đối tượng sử dụng ma túy; có biện pháp quản lý đặc biệt đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy có biểu hiện mất kiểm soát hành vi, loạn thần, “ngáo đá”; lập hồ sơ đưa người nghiện đủ điều kiện đi cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, điều trị loạn thần, không để các đối tượng gây án. Trong đó:

Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Nghị quyết Quy định mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Phối hợp Sở, ban, ngành có liên quan tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương tổ chức cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.

-Sở Y tế tiếp tục tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn để xác định tình trạng nghiện ma túy nhằm phục vụ, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

- Công an tỉnh chỉ đạo phối hợp tổ chức rà soát, lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện số đối tượng mới phát hiện để đề nghị áp dụng các biện pháp giáo dục, quản lý; nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc; phối hợp vận động người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng thuốc thay thế Methadone; đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở điều trị.

6. Công tác phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy

Tăng cường công tác nắm tình hình, triển khai kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm, vận động tuyên truyền nhân dân, đặc biệt là già làng, trưởng bản, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn miền núi chấp hành nghiêm túc việc không trồng cây có chất ma túy.

Quan tâm phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo đồng bào dân tộc ở các vùng biên giới, không để tội phạm ma túy lợi dụng để hoàn cảnh lôi kéo, trồng cây có chứa chất ma túy, thuê vận chuyển ma túy qua biên giới.

  1. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy

Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát, từng loại mô hình về phòng, chống ma túy trên từng địa bàn xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học....để đánh giá hiệu quả hoạt động; tiếp tục tham mưu duy trì, củng cố, xây dựng các mô hình phòng, chống ma túy phù hợp nhằm phát huy vai trò và huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong công tác phòng chống ma túy.

  1. Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

Thực hiện tốt thỏa thuận hợp tác đã ký kết về phòng chống các loại tội phạm trong đó có tội phạm về ma túy, thông qua các Hội nghị giao ban luân phiên định kỳ nhằm thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của các loại tội phạm nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Hàng năm, tổ chức các đoàn công tác sang thăm, làm việc phục vụ công tác phối hợp phòng chống ma túy.

Lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế và Công an huyện A Lưới tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương duy trì việc giao ban định kỳ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện với các tỉnh, huyện biên giới với nước Lào. Triển khai hội nghị cấp tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày