Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 4.046.476
Truy cập hiện tại 11.995
Một số kết quả đạt được về triển khai dịch vụ công theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025
Ngày cập nhật 29/12/2022

Ngày 06 tháng 01 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06); ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg và trên cơ sở Hội nghị trực tuyến ngày 18/01/2022 triển khai Đề án 06 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, ngày 03/3/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã bám sát nội dung của Đề án 06 để phân công nhiệm vụ, thời gian lộ trình thực hiện cụ thế đối với từng Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan. Năm 2022, về triển khai dịch vụ công đạt một số kết quả như sau:

 

- Về triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế: đã triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh đảm bảo theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 và triển khai đồng bộ đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đã được xây dựng để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh. Được kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) đáp ứng theo mô hình 03 tại Văn bản số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đã tiến hành rà soát chức năng đối với các thành phần công nghệ thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn tại Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 về hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 (phiên bản 1.0).

Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an tỉnh hoàn thành kiểm tra và kết nối chính thức Hệ thống tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hiện đang tiến hành hoàn thiện hệ thống “Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế” sẵn sàng các biểu mẫu xác thực khi kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị đầu tiên đã hoàn thành kết nối, khai thác dữ liệu trên cả nước.

- Về tiến độ tích hợp các dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia:

Đến nay, Cổng dịch vụ công của tỉnh đã sẵn sàng cho việc dùng chung cơ chế xác thực với Cổng dịch vụ công quốc gia; sinh mã hồ sơ thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ; đăng nhập một lần (SSO); đồng bộ trạng thái xử lý hồ sơ và tình hình xử lý hồ sơ lên Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp 1451 dịch vụ công (832 dịch vụ công mức độ toàn trình, 619 dịch vụ công mức độ một phần) từ Cổng dịch vụ công của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trên hệ thống đã sử dụng thống nhất bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện cho 09 địa phương và bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính cấp xã cho 141 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các bộ thủ tục hành chính thường xuyên được các bộ, ngành công bố thay đổi nên bộ quy trình điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh thường xuyên được rà soát, chuẩn hóa phù hợp với quy định và điều kiện cụ thể tại tỉnh. Các đơn vị đã thực hiện đúng quy trình theo yêu cầu của từng bộ, ngành đối với từng loại thủ tục hành chính trên dịch vụ công. Các phần mềm xử lý hồ sơ dịch vụ công hiện cơ bản đáp ứng được yêu cầu, trong đó đã nhiều lĩnh vực được tiếp nhận, thực hiện ở mức độ 3, 4 tạo thuận lợi cho công dân và giúp cơ quan tiếp nhận hồ sơ không cần tiếp nhận hồ sơ giấy, tạo cơ chế giám sát quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho công dân.

Hiện tại hạ tầng mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị tại địa phương đảm bảo kết nối thông suốt giữa các phòng, ban và UBND các cấp; Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được đặt tại trung tâm dữ liệu và được đảm bảo an toàn thông tin (Cổng/trang thông tin điện tử; Thư điện tử công vụ; Trục liên thông văn bản điện tử…). Hiện nay, các cơ quan, đơn vị tham gia thủ tục hành chính được lắp đặt đường truyền cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên, có lúc vẫn còn tình trạng nghẽn mạng, nhất là đường truyền hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thời gian tới cần nâng cấp để đáp ứng yêu cầu công tác.

- Tiến độ triển khai thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa tài liệu:     

 Về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ số hóa: được trang bị cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính. Đối với các yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, việc triển khai số hóa, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các cấp phát sinh trong quá trình triển khai, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá và tổng hợp báo cáo.

Nguồn nhân lực phục vụ số hóa: Rà soát nguồn nhân lực, bố trí đủ số lượng nhân lực, có trình độ công nghệ thông tin phục vụ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu; tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính dịch vụ công. Xây dựng lộ trình đào tạo nguồn nhân lực hàng năm tại địa phương gắn với lộ trình của Đề án 06 của Chính phủ; lộ trình kế hoạch thực hiện Đề án 6 tại địa phương và các giai đoạn phát triển tiếp theo.

- Việc tổ chức thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu:

Đã cơ bản hoàn thành, đưa 22/25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, đạt kết quả tích cực. Hiện còn, 03 dịch vụ công thiết yếu đang triển khai, bao gồm: Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe; Liên thông đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí). Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, độ 4 đã mang lại nhiều tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả triển khai 11 dịch vụ công của Bộ Công an: Đã triển khai 11/11 dịch vụ công; Số dịch vụ công đã hoàn thành ở cấp độ 4: 8 dịch vụ công. Kết quả triển khai 14 dịch vụ công của các Bộ, ngành khác: Đã triển khai 12/14 dịch vụ công; Số dịch vụ công đã hoàn thành ở cấp độ 4: 12 dịch vụ công./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày