Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 6.901
Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
Ngày cập nhật 29/12/2022

Ngày 21 tháng 12 năm 2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 468/KH-UBND thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025.

 

Theo đó, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn bình quân từ 12-14%/năm đồng thời hoàn thành tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ và Tỉnh giao, phấn đẩu đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng thụ hưởng theo quy định có nhu cầu và đủ điều kiện đều tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (NHCSXH) cung cấp. Tại kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

1. Tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”. Gắn việc phát triển tín dụng với việc thực hiện cho vay có hiệu quả các chương trình tín dụng... Nhất là các địa bàn huyện, thị xã và các xã được Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Tỉnh lựa chọn xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Cải tiến quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách tín dụng đến địa bàn nông thôn. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay bị thiệt hại do thiên tại, dịch bệnh… theo cơ chế chính sách hiện hành.

2. Thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHCSXH thực hiện có hiệu quả Nghị định 36/2022/NĐ-CP hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.

3. Tập trung khai thác nguồn lực của Trung ương, địa phương; tăng cường nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chương trình, dự án chuyển đổi ngành nghề, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp; củng cố, kiện toàn thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị kịp thời nhằm tăng cường năng lực tham mưu, quản lý, kiểm tra, giám sát và sự tham gia vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã tham gia xác nhận đối tượng đủ điều kiện vay vốn để làm cơ sở NHCSXH cho vay. Phát huy vai trò của Trưởng thôn/ Tổ dân phố trong công tác theo dõi, giám sát các hoạt động vay vốn và sử dụng vốn; tham gia công tác kiểm tra, giám sát tín dụng chính sách tại cơ sở. Phối hợp hiệu quả giữa các chương trình, dự án đầu tư, các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và tổ chức chính trị- xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách.

4. Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, POS, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, đại lý ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng chưa có hoặc có ít dịch vụ ngân hàng, mật độ còn thấp. Thúc đẩy “chuyển đổi số” trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thực hiện giao dịch, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng; khuyến khích, gia tăng số lượng giao dịch của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, nhất là các địa bàn nông thôn, vùng xâu, vùng xa, khu vực miền núi, gắn với mục tiêu xây dựng mô hình “xã thông minh” của địa phương.

5. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung các nội dung liên quan các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy hoàn thành mục tiêu thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh.

Các tin khác
Xem tin theo ngày