Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 4.046.476
Truy cập hiện tại 2.822
Thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Ngày cập nhật 30/11/2022

Ngày 23 tháng 11 năm 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hanh Công văn số 677-CV/BTGTU về việc thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền con người trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới và thực hiện có hiệu quả Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh quan tâm một số vấn đề sau:

 

- Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về quyền con người; thông tin đầy đủ giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Bám sát các nội dung và nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Đề án để thông tin, truyền thông, tuyên truyền về quyền con người một cách thường xuyên, liên tục; chú trọng triển khai trên cả 3 nội dung chính: Phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền con người; Tuyên truyền về các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người; Giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình quyền con người ở Việt Nam.

- Đổi mới, đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền, truyền thông về quyền con người; ưu tiên khai thác hiệu quả thế mạnh của truyền thông trên các nền tảng số để cung cấp thông tin minh bạch đến người dân trong nước và quốc tế về các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của Nhà nước ta; quan tâm hướng tới từng nhóm đối tượng, lưu ý khu vực và đối tượng đặc thù, như: vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế. Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về quyền con người trong các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội và tuần sinh hoạt giáo dục công dân, sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên, sinh hoạt của tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội người cao tuổi ở các cấp. Tổ chức tuyên truyền lưu động thông qua hình thức triển lãm tranh, ảnh tư liệu, tranh cổ động về quyền con người; tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về quyền con người, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người…

- Tăng cường nắm chắc tình hình; chỉ đạo tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội về các vấn đề nảy sinh liên quan đến quyền con người, quyền trẻ em, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người khuyết tật v.v…

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền, truyền thông liên quan đến quyền con người.

Công an tỉnh: phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền trên không gian mạng về quyền con người; rà quét, phát hiện, tổ chức triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng xuyên tạc tình hình, vi phạm pháp luật Việt Nam về quyền con người; chủ trì cung cấp thông tin chính thức về các vụ việc dư luận quan tâm, về việc xử lý các đối tượng lợi dụng các quyền tự do, dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam; chủ trì hoặc phối hợp giải thích, làm rõ, đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch về quyền con người ở Việt Nam.

Sở Ngoại vụ: tuyên truyền các thông tin chính thống, kết quả công tác quyền con người của tỉnh thông qua các đoàn ra - đoàn vào, tới các cơ quan truyền thông nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, các chính giới, báo chí, học giả nước ngoài.

Sở Tư pháp: thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người; cung cấp nội dung, thông tin về các Công ước cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên…

Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh, các cơ quan, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền về quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện việc chuyển đổi số công tác thông tin, truyền thông về quyền con người; phối hợp tổ chức Triển lãm thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (khi được yêu cầu); theo dõi, tăng cường công tác quản lý Nhà nước liên quan đến việc xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin, truyền thông liên quan đến quyền con người trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý các đối tượng đưa tin, chia sẻ, bình luận trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người trên mạng xã hội; phối hợp trong công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch liên quan đến quyền con người.

Sở Giáo dục và Đào tạo: nghiên cứu đưa nội dung tuyên truyền về quyền con người vào chương trình các cấp học; lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động ngoại khóa.

Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: xây dựng chuyên mục, chuyên trang; bố trí thời lượng phù hợp để tuyên truyền, truyền thông về quyền con người. Quan tâm xây dựng các sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh để đăng phát trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã, bảng tin điện tử, cụm thông tin cơ sở và các loại hình thông tin cơ sở khác…, chú trọng lan tỏa trên không gian mạng; cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, tuyên truyền về quyền con người./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày