Theo đó, Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;Ổn định trật tự, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Yêu cầu các Sở, ngành, lực lượng chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện Kế hoạch về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; chủ động xây dựng kế hoạch nắm tình hình, phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa trên các tuyến biên giới, khu vực cửa khẩu, cảng biển, vùng biển, hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại địa bàn nội địa; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi đơn vị tránh chồng chéo; trong quá trình tổ chức triển khai phải bảo đảm chặt chẽ, thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng hoặc cản trở hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân; nói không với tiêu cực, không bao che, tiếp tay, bảo kê cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phát hiện những sơ hở, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Kế hoạch cũng đề ra các nội dung triển khai cụ thể như sau:
1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/TTH về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 30/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 10/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Kế hoạch 224/KH-BCĐ ngày 19/12/2020 của Ban Chỉ đạo 389/TTH về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, Kế hoạch số 26/KH-BCĐ389 ngày 01/3/2022 của Ban Chỉ đạo 389/TTH về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022…).
2. Xây dựng các phương án, kế hoạch xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, nổi cộm; xác định rõ vai trò chủ trì, phối hợp của các Sở, ngành, lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn quản lý, phụ trách;
3. Thường xuyên trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin với các ngành, lực lượng chức năng của các nước có chung đường biên giới (Lào) để xử lý các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh;
4. Xác định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, lực lượng chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tập thể, cá nhân để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp, kéo dài hoặc để phát sinh các điểm nóng trên địa bàn mình quản lý, phụ trách nhưng không có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; xử lý nghiêm minh, công khai các tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
5. Thường xuyên cập nhật thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân, doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, cung cấp thông tin đường dây nóng, kịp thời tiếp nhận thông tin và phản ảnh của người dân về các hành vi vi phạm pháp luật.
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, những khó khăn, vướng mắc, bất cập để tham mưu những chủ trương, giải pháp phù hợp, hiệu quả./.