Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 9.916
Tiếp tục thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 28/10/2022

Qua 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị và triển khai tích cực của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, công tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách ở 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, những người có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng nông thôn mới. Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; xây dựng được phương thức cho vay ủy thác tín dụng chính sách xã hội hiệu quả, phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn còn một số khó khăn, tồn tại. Do đó, nhằm tiếp tục thực  hiện có hiệu quả Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10 tháng 6 năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.; Chỉ thị số 12-CT/TU của Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành tại địa phương.

2. Đề nghị các cấp uỷ chỉ đạo triển khai tốt hơn nữa Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và các ngành liên quan xây dựng đề án bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ vốn ủy thác địa phương so với tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của tỉnh bằng mức trung bình chung toàn quốc (bình quân chung toàn quốc gần 10%).

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Lồng ghép tín dụng với các chương trình hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, kết nối thị trường, đào tạo nghề. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.

4. Đối với các ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ, gắn với các chương trình kinh tế xã hội của địa phương nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn. Ưu tiên dành nguồn ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện chuyển qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư.

5. Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, tăng cường vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ sở đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách đúng quy định, vốn tín dụng chính sách kịp thời đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Thường xuyên tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các bộ, ngành, Ngân hàng chính sách xã hội trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế tín dụng chính sách phù hợp với tình hình thực tế và không ngừng nâng cao hiệu quả.

6. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn; tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ; nghiêm túc chấp hành đúng cơ chế hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội, an toàn và hiệu quả.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội; tập trung nguồn lực cho tín dụng chính sách và thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các tổ chức vào một đầu mối Ngân hàng chính sách xã hội; bố trí nguồn vốn kịp thời để cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách mới được ban hành; xem xét sửa đổi một số nội dung liên quan đến cơ chế chính sách chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; xem xét ban hành chính sách tín dụng cho vay đối với hộ có mức sống trung bình. Nâng mức vay tối đa đối với các chương trình cho vay sản xuất kinh doanh và chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

- Đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội đề xuất, kiến nghị đối với các Bộ, ngành liên quan: Khi tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thêm nhiệm vụ thực hiện các chương trình tín dụng chính sách cho Ngân hàng chính sách xã hội cần bố trí nguồn lực tương ứng để thực hiện chương trình tín dụng chính sách.

- Đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng chính sách để tỉnh Thừa Thiên Huế cho vay giải quyết việc làm, cho vay phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày