Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 6.805
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Tỉnh ủy
Ngày cập nhật 25/10/2021

Ngày 15 tháng 10 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 317/KH-UBND về triển khai Chương trình số 06-CTr/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy (khóa XVI) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

 

Theo đó, nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao. Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:

Về lĩnh vực du lịch, dịch vụ: tập trung phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của Châu Á vào năm 2045. Đến năm 2025, thu hút khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó, lượt khách quốc tế khoảng 40 - 50%; GRDP ngành du lịch đóng góp 10 - 12% GRDP của tỉnh.

Về lĩnh vực công nghiệp: phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn trong tỉnh và nhu cầu của thị trường gắn với bảo vệ môi trường. Đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy các KCN: KCN Phú Bài giai đoạn IV (đợt 1) đạt trên 20%, KCN Phong Điền đạt trên 50%, Khu công nghiệp, phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây đạt trên 25%; các KCN Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa đạt trên 50%.

Về lĩnh vực nông nghiệp: đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản; nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Về Chương trình phát triển đô thị bao gồm di dời dân cư giải phóng mặt bằng Khu vực I Kinh thành Huế: xây dựng và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh gắn với hoàn thành việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại Khu vực I Kinh thành Huế.

Về Chương trình tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng: phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tăng cường công tác quản lý về tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cả trước mắt và lâu dài, vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển bền vững.

Về Chương trình phát triển văn hóa - xã hội: tập trung xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường. Tập trung xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm Y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tập trung xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước. Tập trung xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ gắn với trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đến năm 2025 đạt trình độ tương đương khu vực ASEAN.

Về Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; quản lý xã hội bền vững: tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính; trọng tâm là xây dựng nền hành chính minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, quản lý phát triển xã hội, giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm ổn định và phát triển xã hội bền vững.

Về Chương trình bảo đảm quốc phòng, an ninh; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành khu vực phòng thủ vững chắc; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày