Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 9.498
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Ngày cập nhật 06/10/2021

Ngày 16 tháng 8 năm 2021 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 13-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (sau đây gọi là Chỉ thị 48).

Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 48, công tác phòng, chống tội phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực, một số kết quả đạt được tiêu biểu như: nhiều nội dung, biện pháp được cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp thực hiện quyết liệt, sáng tạo. Công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh; nhiều mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động hiệu quả được xây dựng, nhân rộng. Triệt phá nhiều tụ điểm, đường dây, băng nhóm tội phạm nguy hiểm; điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm tội; nhiều nội dung đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được củng cố, kiện toàn, tinh gọn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật được nâng cao...

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 48 tại một số nơi, nhất là ở cơ sở còn hình thức, chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, giám sát; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa huy động được hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Một số nơi còn bị động, chưa làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm…làm ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống tội phạm.

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém và chủ động hơn trong công tác phòng, chống tội phạm, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung, nhiệm vụ trong Chỉ thị 48; chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, lấy "chủ động phòng ngừa" từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.

- Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội, hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; làm tốt công tác quản lý những đối tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn cơ sở. Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phù hợp, thiết thực và đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý, cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tái hoà nhập cộng đồng; giám sát ....

- Đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm. Tích cực tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; tội phạm về ma tuý; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tội phạm về môi trường; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người…Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực và bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.

- Lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách, giải pháp phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm. Rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển nhằm bảo đảm chặt chẽ, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo.

- Tiếp tục kiện toàn cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm từ Trung ương đến địa phương theo hướng gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả thực chất. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu tiên tiến của khoa học, công nghệ trong công tác phòng, chống tội phạm.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, kịp thời phát hiện dấu hiệu tội phạm, có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm.

- Tăng cường lực lượng, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt với các nước láng giềng, các nước có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập. Tổ chức thực hiện tốt các Công ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày