Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 6.176
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Ngày cập nhật 25/06/2024

Ngày 29 tháng 3 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 257/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/3/2024.

 

Theo đó, nhằm tổ chức thi hành Luật Các tổ chức tín dụng bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật; nâng cao nhận thức về Luật và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thi hành Luật; Kế hoạch đã đề ra các nội dung thực hiện trọng tâm sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến Luật

Thực hiện đăng tải toàn văn nội dung Luật và các văn bản quy định chi tiết trên Cổng/Trang Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; biên soạn tài liệu phổ biến Luật và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia; tổ chức tuyên truyền Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phổ biến, tuyên truyền phù hợp khác.

2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật:

Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền ban hành; kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết dưới Luật.

3. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (khoản 2 Điều 16; khoản 2 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 4 Điều 20; khoản 4 Điều 22; Điều 26 của Luật); Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (khoản 5 Điều 29 của Luật); Nghị định của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (khoản 2 Điều 110 của Luật); Nghị định của Chính phủ quy định về chương trình tài chính vi mô của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ (khoản 13 Điều 210 của Luật); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (khoản 7 Điều 136 của Luật) và các quy định khác có liên quan của Luật.

- Bộ Tài chính rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (khoản 2 Điều 16; khoản 2 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 4 Điều 20; khoản 4 Điều 22; Điều 26 của Luật), Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế tài chính của ngân hàng chính sách (Điều 26 của Luật) và các quy định khác có liên quan của Luật.

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngân hàng chính sách (Điều 26 của Luật) và các quy định khác có liên quan của Luật.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về đăng ký biến động đất đai đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (khoản 4 Điều 198 của Luật) và các quy định khác có liên quan của Luật.

- Bộ Tư pháp rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (khoản 4 Điều 198 của Luật) và các quy định khác có liên quan của Luật.

Đối với các văn bản đã được đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành: Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cập nhật nội dung đã được rà soát phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo đúng quy định, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

Đối với các văn bản chưa có trong Chương trình công tác của Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành: Các bộ, ngành chủ động rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện rà soát, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo văn bản có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày